Thiếu dinh dưỡng cây sẽ không thể hoàn thành chu kỳ sống của mình. Cây sẽ không thể phát triển rễ, thân cành lá và hoa một cách đầy đủ. Thiếu dinh dưỡng cây sẽ bị còi cọc, vàng lá, đề kháng kém, dễ bị nhiễm bệnh. Làm giảm năng suất, nông sản tạo ra có chất lượng kém, gây thiệt hại kinh tế cho bà con nông dân.
Để cây có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất, cây trồng cần tổng hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Do đó Công Nghệ Xanh sẽ cùng bà con tìm hiểu kỹ về các dấu hiệu, triệu chứng thiếu dinh dưỡng ở cây trồng để giúp bà con nhanh chóng phát hiện và kịp thời bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt cho cây trồng bằng phân bón, giúp cây phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất và chất lượng như mong muốn.
1. Chất dinh dưỡng thiết yếu của cây trồng
Để hoàn thành vòng đời, cây trồng cần tổng cộng 17 chất dinh dưỡng thiết yếu, với mỗi chất cây sẽ cần một lượng khác nhau. Ba chất quan trọng nhất của cây là cacbon (C), hydro (H) và oxy (O) được lấy từ không khí và nước chiếm 94% trọng lượng cây. 6% trọng lượng còn lại của cây bao gồm 14 chất dinh dưỡng đến từ đất.
Những chất dinh dưỡng này bao gồm nitơ (N), phốt pho (P) và kali (K) là các chất đa lượng cơ bản. Magiê (Mg), canxi (Ca) và lưu huỳnh (S) là các chất dinh dưỡng đa lượng thứ cấp. Tám nguyên tố còn lại là Boron (B), Clo (Cl), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molypden (Mo), niken (Ni) và kẽm (Zn). Đây là các chất vi lượng, cây không cần nhiều nhưng nếu thiếu sẽ ảnh hưởng chất lượng của nông sản.
2. Biểu hiện thiếu dinh dưỡng ở cây trồng
2.1. Các chất dinh dưỡng thứ cấp
Biểu hiện cây thiếu canxi (trái) và Magie (phải)
Magie (Mg)
Magiê là một trong những thành phần chính của chất diệp lục, rất quan trọng cho quá trình quang hợp và hoạt động của các enzyme thực vật. Thiếu magiê lá chuyển vàng dần từ chóp lá đến mép lá cho đến khi chỉ còn phần gân chính và phần gốc của lá có màu xanh lục. Cây còi cọc chậm phát triển, lá cong và co cụm, trường hợp thiếu Mg trầm trọng sẽ dẫn đến tình trạng lá vàng và rụng.
Lưu huỳnh (S)
Lưu huỳnh là một phần quan trọng trong chu trình tổng hợp protein, phát triển enzyme. Lưu huỳnh giúp cây trồng tăng khả năng chịu lạnh. Đây cũng là một nguyên tố chính tạo nên hương thơm và vị ngon của nông sản. Thiếu lưu huỳnh khiến lá già nhưng vẫn có màu vàng non sẫm, lá nhỏ hơn và dễ chết non. Rễ và thân kém phát triển.
Canxi (Ca)
Canxi là thành phần chính của thành tế bào thực vật và hỗ trợ vận chuyển các khoáng chất thiết yếu khác từ rễ đến toàn bộ cây. Canxi rất cần thiết cho bộ rễ, sự phát triển của rễ mới và lông rễ, sự phát triển của lá, vỏ cây, vỏ trái. Thiếu canxi khiến lá và giữa các gân chính mờ dần. Lá chồi mất màu xanh, cong và chết dần ở chóp lá và mép lá. Cây còi cọc, chồi chậm phát triển, rễ ngắn, đáy quả bị nứt, thối, rụng sớm.
2.2 Các chất dinh dưỡng vi lượng
Biểu hiện cây thiếu sắt (trái) và kẽm (phải)
Kẽm (Zn):
Kẽm là thành phần chính của enzyme, cần thiết cho sự cân bằng hormone thực vật và hoạt động của hormone tăng trưởng auxin. Thiếu kẽm cây có biểu hiện lá bị hẹp và nhỏ, có các vết đốm chết nhỏ màu xám đen trên lá. Lá méo mó nhăn nheo.
Mangan (Mn):
Mangan tham gia quá trình tạo ra chất lục lạp, tham gia vào các phản ứng trao đổi chất của cây và giúp kích hoạt các enzyme. Lá trở nên xanh xám hoặc xanh vàng dọc theo gân giữa và các gân chính bên chuyển sang nhợt nhạt và xỉn màu đối với các vùng giữa lá khi cây thiếu Mn. Biểu hiện dễ nhận biết là thường xuất hiện trên các lá non, sau đó lan dần sang các lá già.
Sắt (Fe):
Sắt là thành phần của các enzyme, rất cần thiết cho quá trình tổng hợp chất diệp lục và quang hợp ở cây. Thiếu sắt các lá non sẽ có màu xanh nhạt và vàng, gân lá vẫn còn màu xanh. Trường hợp thiếu sắt nặng, lá chuyển vàng trắng, phần mép và ngọn bị cháy xém.
Boron (B):
Boron hoạt động trong quá trình vận chuyển đường, phân chia tế bào và sản xuất acid amin. Thiếu B khiến chồi ngọn mới ra đã bị chết, mọc các chồi bên. Lá non dày xù xì, úa vàng. Xuất hiện gỉ sét trên thân, rễ không phát triển, quả không kết hạt.
Đồng (Cu):
Cu là thành phần của các enzyme, cùng các chất khác tham gia vào quá trình quang hợp. Thiếu Cu khiến khoảng giữa các gân lá bị mất màu xanh. Lá thường xuyên héo rũ, dễ rụng. Lá non nhỏ, biến dạng.
Molypden (Mo):
Mo tham gia vào quá trình chuyển hóa nitơ. Thiếu Mo khiến các lá bánh tẻ úa màu, mép lá cháy xém và cuốn vào.
3. Bổ sung dinh dưỡng thứ cấp và vi lượng bằng Amino A5
Với các chất vi lượng đạm, lân và kali; chất dinh dưỡng thứ cấp Magie, Canxi, Lưu huỳnh có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học của công ty cổ phần Công Nghệ Xanh như: A4, A5, Sao đỏ,...để bổ sung dinh dưỡng vào đất trồng. Nhờ đó cây trồng có thể tự hấp thụ các chất dinh dưỡng này và phát triển khỏe mạnh, các dấu hiệu, biểu hiện thiếu dinh dưỡng sẽ dần dần biến mất.
Phân vi lượng A5 - Amino A5 - Công Nghệ Xanh
Thành phần:
- Acid Humic: 1.5 %
- Ca: 3,6 %; Mg: 3,6%
- Zn 15.000mg/kg , Cu 1.000mg/kg
Công dụng. Ra hoa nhiều, mập búp, to cuống, chống rụng trái non, lớn nhanh, to trái, trái thẳng, xóa lem, chín đều nặng ký, sáng bóng.
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm A5 amino cây lớn nhanh to trái:
Lắc đều sản phẩm trước khi sử dụng, phun trước 9h sáng hoặc sau 4h chiều.
- Cây có múi ( cam quýt, bưởi ): Pha 500ml sản phẩm cho 400 lít nước phun đều lên bề mặt lá.
- Cây ngắn ngày ( lúa rau màu ): Pha 250ml sản phẩm cho 200 lít nước phun đều lên bề mặt lá.
Lưu ý khi sử dụng sản phẩm:
Các chất dinh dưỡng vi lượng thường có một lượng sẵn trong đất, tuy nhiên cây trồng khó hấp thu được nếu đất thoát nước kém, thiếu oxy, tuyến trùng tấn công rễ, pH đất không ổn định. Mức độ có ích của các chất dinh dưỡng trong đất phụ thuộc vào các yếu tố: Nhiệt độ đất, độ ẩm, không khí, độ pH đất.