BỆNH SƯƠNG MAI DƯA HẤU
0 Bình luận

Dưa hấu là loại cây trồng quen thuộc với bà con nông dân nhưng nó cũng phải đối mặt với nhiều bệnh hại. Đa phần bệnh xuất phát từ các loại nấm, vi khuẩn gây hại trong đất trồng và các loài côn trùng chích hút như rệp đỏ, ruồi vàng, bọ trĩ. Nếu không phòng trị kịp thời bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của vườn tược và kinh tế của bà con ngày càng giảm đi. Trong bài viết này, hãy cùng công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh tìm hiểu chi tiết về dấu hiệu nhận biết và cách phòng trị bệnh sương mai dưa hấu này nhé!

I. Nhận Biết Bệnh Sương Mai Dưa Hấu

1. Tác nhân gây bệnh sương mai dưa hấu

Bệnh sương mai xuất hiện trên nhiều loại cây trồng khác nhau với sự xâm nhập của các loài nấm bệnh. Đối với dưa hấu, bệnh do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra.

Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác tác động dẫn đến bệnh sương mai dưa hấu:

+ Đất trồng không được xử lý kỹ càng trước khi lên luống. Vẫn còn tàn dư nhiễm bệnh của những cây trồng vụ mùa trước và không có sự luân canh mà hết mùa dưa hấu này lại trồng liên tiếp mùa dưa khác khiến cho nấm hại sinh sôi nhiều.

+ Mật độ vườn trồng dày đặc, quá nhiều phân đạm và thiếu vi lượng cùng với nhiệt độ mát mẻ, hơi lạnh, độ ẩm cao, ít nắng, ban đêm nhiều sương mù là điều kiện tốt cho bệnh phát triển.

2. Dấu hiệu của bệnh sương mai dưa hấu

+ Mặt trên của lá xuất hiện nhiều đốm màu xanh lá nhạt, vàng, tím hoặc nâu tùy vào tình trạng mà cây đang gặp phải. Những đốm trắng có các cạnh thẳng khi chúng giáp với các gân lá.

+ Lá bị ảnh hưởng nghiêm trọng, phần lớn bị co lại và chuyển dần thành màu nâu, màu vàng và rụng sớm.

+ Những cây nhiễm bệnh nặng thường cằn cỗi, thiếu sức sống và thậm chí cây có thể chết đi.

+ Khi độ ẩm không khí cao các vết bệnh sẽ có một lớp mốc trắng. Phía mặt trên của lá lúc đầu nhiễm bệnh vẫn còn màu sáng trên các vết bệnh và dần chuyển sang màu nâu, cuối cùng thì bị cháy khô.

+ Bệnh có khả năng phát tán và lây nhiễm nhanh từ cây này sang cây khác.

3. Điều kiện sinh sôi bệnh sương mai dưa hấu

- Bệnh sương mai dưa hấu có thể bùng phát ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Khi thời tiết mát mẻ, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao chính là lúc bệnh thuận lợi cho bệnh sương mai phát triển.

- Điều kiện gieo trồng ẩn chứa mầm bệnh:

+ Không vệ sinh sạch sẽ vườn tược trước khi gieo trồng vụ mới, chưa tiêu hủy triệt để tàn dư nhiễm bệnh từ mùa vụ cũ.

+ Lựa chọn giống không đạt chất lượng, không có khả năng chịu được bệnh và sử dụng lại giống nhiễm bệnh.

+ Dụng cụ làm vườn, dụng cụ y tế không được vệ sinh lại sau khi dùng.

+ Mật độ gieo trồng san sát nhau, thiếu ánh sáng mặt trời và độ ẩm cao.

- Điều kiện chăm sóc chưa tốt:

+ Bón phân không cân đối, bón quá nhiều thành phần khoáng chất này nhưng lại thiếu khoáng chất kia nên cây không đủ chất dinh dưỡng nuôi cây để chống chọi lại bệnh, mất khả năng đề kháng.

+ Hệ thống thoát nước kém, nước không thoát kịp nên lúc nào cũng ẩm ướt tạo môi trường vi khuẩn gây hại sinh sôi nảy nở.

+ Trồng liên tục một loại cây trên cùng mảnh đất trong thời gian dài, người ta thường gọi đây là trồng độc canh.

II. Biện Pháp Khắc Phục Bệnh Sương Mai Dưa Hấu

- Tỉa bớt những bộ phận đã nhiễm bệnh để hạn chế sự lây lan.

- Mật độ cây trồng không được dày và rậm rạp khiến cho cây trồng không có sự thông thoát trong khu vườn.

- Luân canh cây trồng xen kẽ lẫn nhau để tránh bào tử mầm bệnh vẫn còn trú ngụ trong đất.

- Tưới nước hợp lý bằng cách tưới rãnh chủ yếu, không nên tưới mặt luống vào buổi chiều tối, cây sẽ đọng lại nước, ẩm ướt, độ ẩm không khí cao thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập.


III. Biện Pháp Phun Thuốc Hóa Học

- Sử dụng thuốc hóa học: Ridomil Gold 68WP, Daconil 500SC,... để phun vào các bộ phận cây nhiễm bệnh giúp hạn chế sự lan rộng bệnh trên cây và không còn phát tán mầm bệnh sang cây khỏe khác. 

- Thuốc hóa học có nguồn gốc từ các chất độc hại giúp tiêu diệt mầm bệnh hầu như là tức thời nhưng lại ảnh hưởng xấu đến đến sức khỏe con người, các loại thiên địch có lợi, ô nhiễm môi trường.

-  Khi pha chế nên dùng găng tay, đeo khẩu trang để giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Và vì lẽ đó, trong vài năm trở lại đây với tiêu chí thân thiện với môi trường nên bà con nông dân cũng dần chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học.

IV. Biện Pháp Xử Lý Sinh Học

Bà con nên áp dụng nhiều biện pháp với nhau cộng kết hợp dùng thêm chế phẩm sinh học FUGI giúp tăng khả năng kích kháng cho cây. Sản phẩm đang được phân phối từ công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh đảm bảo uy tín và chất lượng trên thị trường.

Thành phần:

+Trichoderma spp; Chaetomium spp ………1.5x10^6;

+ Phụ gia đặc biệt

Công dụng

+ Phòng ngừa và điều trị các bệnh hại (thán thư, thối trái, héo xanh, gỉ sắt, sương mai, nấm hồng) gây ra trên cây trồng.

+ Có hiệu lực lâu dài, không gây phản kháng thuốc.

+ Tăng cường, bảo vệ cây trồng trong những thời tiết bất lợi và dịch hại bùng phát.

Hướng dẫn sử dụng

Cây trồng: cây ngắn ngày (Dưa, bầu, bí, cà chua, ớt, rau, đậu....)

Liều dùng:

+ Trị bệnh: 30g sản phẩm hòa cho 15 -18 lít nước phun đều lên lá, cành, thân, gốc.

+ Phòng bệnh: 30g sản phẩm pha 20 – 25 lít nước phun đều lên lá, cành, thân, gốc.

Cách sử dụng FUGI - Phòng trừ bệnh thán thư, thối trái:

+ Đối với cây bị bệnh phun 2-3 lần mỗi lần cách nhau 5 -7 ngày.

+ Định kỳ 15 – 20 ngày phun một lần để phòng bệnh cho cây.

Lưu ý khi sử dụng

+ Bảo quản nơi khô ráo, tránh sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

+ Sử dụng đúng liều lượng để phát huy tính hiệu quả nhất.

+ Có thể sử dụng kết hợp chung các thuốc bảo vệ thực vật khác.

Bài viết liên quan
Đăng bình luận
Thanh toán
Giỏ hàng
Đóng
Quay lại
Tài khoản
Đóng