XỬ LÝ BỆNH LỞ CỔ RỄ HIỆU QUẢ
0 Bình luận

Bệnh lở cổ rễ là một trong những bệnh thường gặp và tác động trực tiếp đến sinh trưởng của cây cũng như giá trị sản phẩm đầu ra. Bệnh diễn ra ở hầu hết các giai đoạn của cây trồng. Bài viết dưới đây, công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh sẽ đưa ra nguyên nhân, tình trạng của bệnh và cách phòng trị lở cổ rễ ở cây trồng.

I. Thông Tin Về Bệnh Lở Cổ Rễ Trên Cây Trồng

1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại cho cây.

Ngoài ra, các tàn dư nhiễm bệnh còn tồn đọng lại trong mùa vụ trước và ẩn sâu vào trong đất dưới dạng hạch nấm và nấm. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tấn công vào bên trong bộ rễ, hoặc có thể lây qua hệ thống tưới tiêu, đất trồng, cây con.

2. Dấu hiệu của bệnh lở cổ rễ

Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình sinh trưởng của cây. Bệnh thường gây thiệt hại cho cây con, thường xảy ra ở những vị trí có cây trồng đã nhiễm bệnh trước đó. Ở điều kiện nhiệt độ 25-30 độ C thích hợp cho nấm bệnh sinh sôi.

Cây con: cổ thân bị úng và teo dần đi theo thời gian, cây bị ngã về phía sau nhưng màu sắc trên lá vẫn thể hiện sự tươi tốt. Sau đó, ngày qua ngày cây bắt đầu héo lại và nấm thường tấn công mạnh vào tầm 5-10 ngày sau gieo trồng.

Cây lớn: bệnh xâm nhập ở phần gốc thân, làm cho lớp vỏ màu nâu bị thối nâu hoặc nâu đen, có màu sẫm, lá cây héo khô và rụng đi. Cây bị nhiễm bệnh trở nên yếu và trơ trụi, cây chết hàng loạt.

Nhận biết bệnh đã "trốn" trong cây trồng khi nhìn thấy các sợi nấm, hạch nấm của nấm gây bệnh. Chúng xâm nhập qua các vết thương, phân tán bệnh lên thân và vùng đất quanh gốc cây. Rễ của bệnh này thường có màu nâu đỏ.

3. Điều kiện phát triển bệnh lở cổ rễ

Loại nấm này gây hại cây trồng quanh năm, thấy cây trồng bệnh nhiều nhất vào thời kỳ tháng 9-10 và tháng 2-3-4. Nhiệt độ tối ưu cho nấm phát triển là 25-29 độ C. Khi thời tiết dự báo mưa nhiều làm cho đất trồng ẩm ướt là điều kiện cho nấm bệnh sinh sôi. 

Cây trồng nhiễm bệnh có tình trạng kém phát triển, cây yếu và cằn cỗi do thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Trong khu vườn khi mật độ cây trồng san sát nhau dẫn đến cây có thể hấp thụ ánh sáng yếu, mức độ thông thoáng của vườn không có, sự phát tán từ cây nhiễm bệnh sang cây khỏe rất nhanh trong môi trường.

II. Xử Lý Bệnh Lở Cổ Rễ Hiệu Quả

1. Phòng ngừa bệnh lở cổ rễ trên cây trồng

+ Vệ sinh vườn sạch sẽ, thu dọn tàn dư của mùa vụ trước kỹ càng.

+ Lựa chọn hạt giống chắc khỏe, mua tại các cửa hàng có uy tín và đã được kiểm duyệt từ các cơ quan ban ngành.

+ Trước khi trồng phải chọn nơi đất tốt, cao ráo, dễ thoát nước để ươm cây giúp hạt nảy mầm nhanh hơn.

+ Tùy thuộc vào từng giống cây mà việc tưới tiêu phải được cân đối, không được để cây ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

+ Thường xuyên thăm vườn, quản lý đất để phát hiện sớm tình trạng của cây có biện pháp ngăn chặn bệnh kịp thời.

2. Sử dụng thuốc hóa học trị bệnh lở cổ rễ trên cây trồng

Về biện pháp hóa học, bà con có thể sử dụng một trong các loại thuốc Vali 5SL, Bonny 4SL và Zianum 1.00WP,... để phòng trừ bằng cách phun vào thân hoặc tưới gốc cây con để phòng bệnh hoặc khi bệnh chớm xuất hiện. Tuy nhiên, hàm lượng thành phần của thuốc hóa học vẫn có nguồn gốc từ chất độc hại nên ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và môi trường.

Một khi cây trồng đã có sử dụng thuốc hóa học thì trái của cây cũng chứa những dư lượng xấu, không được thị trường chào đón. Vì vậy sẽ đem lại hiệu quả không cao, bà con gặp phải vấn đề chi phí đầu vào cao trong khi sản phẩm đầu ra khó có thể phân phối do không đạt chuẩn của các cơ quan.

3. Áp dụng biện pháp sinh học - chế phẩm vàng lá thối rễ

Để xử lý bệnh lở cổ rễ hiệu quả trên cây trồng bà con sử dụng chế phẩm vàng lá thối rễ. Đây là sản phẩm giúp bạn sát khuẩn hết các chất độc hại và nấm bệnh tồn tại xung quanh rễ. Đồng thời chế phẩm còn hỗ trợ kích thích và tái tạo lại bộ rễ mới cho cây trong thời gian ngắn.

Thành phần:

+ Vi sinh ts: Chaetomium spp, Trichoderma spp: 1x10^8 CFU/g

+ Bổ sung: tổ hợp VSV có ích, humic

Công dụng:

+ Phục hồi cây bị hiện tượng vàng lá thối rễ, lở cổ rễ, sưng rễ, chết dây, héo xanh.

+ Ức chế sự phát triển của các nấm hại trong đất gây bệnh ở rễ như Phytophthora, Fusarium gây bệnh chết nhanh chết chậm trên hồ tiêu.

+ Cải tạo đất tơi xốp, chai hóa, chua phèn, nâng pH giúp tăng năng suất, hạn chế phân, thuốc hóa học.

+ An toàn cho người sử dụng và vật nuôi, giúp canh tác bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Hướng dẫn sử dụng:

+ Cây công nghiệp, cây ăn trái (cây có múi, hồ tiêu, cà phê, sầu riêng, thanh long, xoài, ổi,...): dùng 500g pha với 200-400 lít nước nên tưới đẫm từ gốc ra theo tán cây từ 3-8 lít/gốc tùy theo tuổi cây, tán cây. Để phòng bệnh thì tưới 3-4 lần/năm. Cây bị bệnh tưới 3-4 lần cách nhau 15-20 ngày/lần.

+ Cây ngắn ngày (dưa, bầu, bí, ớt, cà chua, rau màu): dùng 500g pha với 200-400 lít nước nên tưới từ 0,5-1 lít/cây tùy các loại cây trồng.

Lưu ý khi sử dụng sản phẩm đặc trị vàng lá thối rễ:

+ Tưới vào thời tiết chiều mát và sau tưới nên duy trì độ ẩm cho cây, cây đang nuôi trái chờ thu hoạch xong mới sử dụng, nên cắt cành, tỉa tán cho những cây đang bị bệnh trước khi tưới.

+ Sau khi tưới có thể bổ sung phân bón lá hữu cơ hoặc phân bón gốc hữu cơ để cây nhanh phục hồi.

Bảo quản: nơi khô ráo thoáng mát, tránh xa tầm tay trẻ em.

Bài viết liên quan
Đăng bình luận
Thanh toán
Giỏ hàng
Đóng
Quay lại
Tài khoản
Đóng