CẢI TẠO ĐẤT TRỒNG, HẠ PHÈN NHANH CHÓNG
0 Bình luận

Với mong muốn nâng cao năng suất cây trồng và tăng chất lượng sản phẩm mà không ít bà con bón rất nhiều loại phân hóa học cho đất. Điều này vô hình chung đã khiến đất bị chua (nhiễm phèn) ảnh hưởng rất nhiều tới dinh dưỡng của đất và chất lượng các vụ mùa sau. Vậy cách để hạ phèn cho đất như thế nào cho hiệu quả và tiết kiệm luôn là điều được bà con rất quan tâm khi canh tác. Vậy hãy cùng công nghệ xanh (CNX) tìm hiểu về cách hạ phèn cho đất nhanh chóng và tiện lợi trong bài viết này nhé!

 

Đất phèn là gì?

Đất phèn, hay còn gọi là đất nhiễm phèn là loại đất chứa nhiều gốc Sunfat và có độ pH thấp. Đất phèn thường xuất hiện ở các vùng đồng bằng, ven biển hoặc những nơi có nhiều xác sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh. Đất phèn có 1 số đặc điểm như sau để bà con có thể xác định đất trồng nhà mình có bị nhiễm phèn hay không? 

  •       Đất phèn khi khô lại sẽ có hiện tượng khô cứng và nứt nẻ
  •       Độ pH thấp, thường nhỏ hơn 4
  •       Trong đất chứa nhiều các Ion kim loại: Al3+, Fe3+, CH4, H2S
  •       Độ phì nhiêu thấp, nghèo chất đạm và mùn

Nguyên nhân khiến đất bị nhiễm phèn

Để hiểu được cách hạ phèn cho đất, bà con cần hiểu rõ nhất về nguyên nhân khiến đất bị nhiễm phèn để có những phương án xử lý hiệu quả nhất. Ở những nơi có các loại đá trầm tích thường là nơi có chứa nhiều đất phèn nhất. 

Tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến đất bị nhiễm phèn là do nước biển dâng ngập đất. Trong nước biển có chứa nhiều các muối sunfat và khi kết hợp với các lớp trầm tích chứa các chất hữu cơ và oxit kim loại sẽ gây ra tình trạng đất bị nhiễm phèn nghiêm trọng. Các vi sinh vật giúp cân bằng hệ sinh thái của đất cũng hoạt động kém đi rất nhiều bởi vì đất phèn rất chua.  

Ngoài ra, việc bón quá nhiều phân hóa học chứa nhiều các gốc base aminno hoặc những loại phân bón có dạng amoni (đạm ure) cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới đất bị nhiễm phèn với độ pH thấp.

(pH ảnh hưởng tới mức độ phát triển của rễ cây)

Những nhân tố khác cũng ảnh hưởng tới độ pH của đất và khiến đất bị nhiễm phèn như:  

  • Điều kiện gốc của đất: kết cấu đất ban đầu có độ pH thấp là nguyên nhân chính khiến đất bị chua.
  • Lượng mưa: Những nơi có mưa nhiều sẽ dễ khiến đất bị nhiễm phèn hơn so với nơi đất khô do việc hình thành nhiều H+ trong nước mưa
  • Các chất hữu cơ trong đất: sinh vật vi sinh trong đất sẽ giúp phân giải và chuyển hóa các chất mùn thành dinh dưỡng. Kết quả là đất sẽ dễ bị nhiễm phèn do quá trình phân giải tạo ra nhiều H+ và giải phóng các hợp chất có tính axit cao.
  • Thảm thực vật ban đầu: Với những thảm thực vật có từ ban đầu sẽ hình thành nên kết cấu và độ pH của đất. Thông thường, những loại đất được hình thành dưới thảm thực vật sẽ có tính acid cao hơn.
  • Phân bón hóa học: Việc bà con sử dụng tràn lan các loại phân bón chứa nhiều tạp chất cũng là yếu tố hết sức quan trọng dẫn tới tình trạng đất bị nhiễm phèn. Các thành phần chứa nhiều gốc axit H+ khiến độ pH bị giảm và làm đất bị nhiễm phèn. 

Tác hại của đất phèn tới cây trồng

Khi đất bị nhiễm phèn, các khoáng sét trong đất sẽ bị phá vỡ, từ đó giải phóng các Ion kim loại như Fe2+, Al3+... gây hại rất nhiều cho bộ rễ của cây trồng. Rễ bị bó chùm không phát triển được làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất của cây. Từ đó làm suy giảm sức đề kháng và làm cho cây dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là trong mùa mưa. Ngoài ra, một số ảnh hưởng tiêu cực đến cây trồng có thể kể đến như:

  •       Độ màu của đất giảm sút nghiêm trọng do đất không thể tự cải tạo. Và từ đó, cây sinh trưởng trên đất phèn cũng thiếu hụt dưỡng chất cần thiết ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi và hấp thụ chất của cây
  •       Hạn chế quá trình trao đổi và hấp thụ dưỡng chất của cây khiến cây sinh trưởng và phát triển chậm, sản lượng mang lại cũng kém đi rất nhiều.
  •       Một số hiện tượng thường xuất hiện ở cây trồng: chết mầm, chết mạ (cây lúa), vàng lá, chậm trổ bông, … 

    (Cánh đồng lúa bị nhiễm phèn trở nên khô héo-  Nguồn: Báo Thanhnien)

    Hạ phèn cho đất với chế phẩm sinh học BIO – FEN

     Chế phẩm sinh học BIO – FEN của CNX sử dụng công nghệ vi sinh vật có ích giúp xử lý phèn tận gốc và nhanh chóng với việc loại bỏ pyrite (FeS2) dư thừa có trong đất gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Loại bỏ các kim loại nặng như Nhôm (Al), Sắt (Fe)... giúp giải phóng phốt pho (Lân) gây độc và phân giải chất hữu cơ. 

    Ngoài ra, khi sử dụng BIO – FEN sẽ cân bằng và nâng độ pH cho đất. Kích thích cây trồng phát triển bộ rễ, hạn chế tình trạng cây non chết do thiếu dinh dưỡng, cải thiện tình trạng vàng lá, xoắn lá..., tăng năng suất và hiệu quả cây trồng với phương pháp xử lý nhanh chóng và thân thiện với môi trường.

    (Chế phẩm sinh học BIO - FEN, giải pháp hiệu quả cho việc hạ phèn)

    Với thành phần chính là Bo ( B) 3.500mg/kg sẽ giúp đất được bổ sung các vi sinh vật có ích như: Actinomycetes spp.;Saccharomyces cerevisiae; Bacillus subtilis; Fulvic Acid; Humic Acid,... cải thiện tình trạng nhiễm phèn ở đất trồng. Ngoài ra, BIO – FEN còn giúp đất cải thiện được độ bạc màu, chai hóa, ngộ độc hữu cơ và xử lý được cả đất bị nhiễm mặn, tạo độ tơi xốp và độ màu cho đất.

    Bà con có thể tham khảo liều lượng được công nghệ xanh (CNX)  khuyến cáo sử dụng

    Loại cây trồng

    Thời gian

    Lúa

    7 - 10 ngày sau sạ

    15 – 20 ngày sau sạ

    35 – 40 ngày sau sạ

    Cây ăn quả

     

    Sử dụng được cho tất cả các giai đoạn của cây trồng

    Cây công nghiệp

    Có thể trộn chung với phân bón để rãi

     

    Lưu ý: Với mỗi 500g chế phẩm BIO – FEN bà con nên sử dụng trên diện tích 2000m2 cây trồng để đạt được hiệu quả cao nhất!

    BIO-FEN - Xử lý phèn tận gốc, cải tạo đất chua

    Hy vọng qua bài viết trên, bà con có thể hiểu rõ hơn về đất phèn và những nguyên nhân khiến đất bị nhiễm phèn. Và làm thế nào để hạ phèn cho đất nhanh chóng và tiết kiệm luôn là một câu hỏi được rất nhiều bà con quan tâm. Chế phẩm BIO – FEN là một trong những sản phẩm cải tạo đất nhiễm  phèn  đáng tin cậy mà bà con nên dùng. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu!

    Bài viết liên quan
    Đăng bình luận
    Đăng ký
    Thanh toán
    Giỏ hàng
    Đóng
    Quay lại
    Tài khoản
    Đóng