NẤM HỒNG TRÊN CÂY CÓ MÚI
0 Bình luận

Ở đồng bằng sông Cửu Long bà con trồng nhiều cây có múi và bệnh nấm hồng lại là một trong những bệnh phổ biến của nhóm cây này. Khi cây nhiễm bệnh quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, vận chuyển nước trở nên khó khăn. Dẫn đến cây suy yếu, không thể nuôi trái, hoặc trái không đạt chất lượng. Bài viết mà công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Việt Nam cung cấp sau đây sẽ song song đưa ra những thông tin về nấm hồng và đưa ra những giải pháp hạn chế nấm hồng trên cây có múi.

I. Thông Tin Về Nấm Hồng Trên Cây Có Múi

1. Nguyên nhân gây bệnh nấm hồng

Nấm hồng cũng như các loại nấm bệnh khác có dạng sợi, phân nhánh và chủ yếu do nấm Corticium salmonicolor gây nên.

2. Dấu hiệu của bệnh nấm hồng

- Bệnh xâm nhập chủ yếu trên vỏ và cành của cây đã trưởng thành. Những vết bệnh xuất hiện ở các vị trí phân cành hoặc các cành mọc ngang.

- Ban đầu, vỏ cây chỉ có những sợi chỉ màu trắng ở trên bề mặt nhưng khi gặp thời tiết phù hợp chúng lan nhanh bao phủ quanh thân cành.

- Trên cây có múi theo thời gian có một lớp màu phấn trắng như lớp phấn phủ và dần về sau chuyển sang hồng phấn nên mới có tên là nấm hồng trên cây có múi.

- Tơ nấm ngày càng phát triển dày hơn và có các mụn ở đầu tơ nấm màu hồng. Đây chính là điểm đặc trưng biểu hiện cho bệnh.

3. Điều kiện phát triển bệnh nấm hồng

- Khi độ ẩm cao, các phân tử bệnh phân tán nhanh trong môi trường không khí, từ bộ phận cành đến toàn cây và lây lan "chóng mặt" ở cây nhiễm bệnh sang cây khỏe mạnh.

- Tưới nước không đúng thời điểm, cụ thể là tưới vào ban đêm sẽ tạo điều kiện cho nấm hồng sinh sôi. Nếu bà con làm như vậy sẽ như là cung cấp thêm điều kiện ẩm ướt để nấm bệnh diễn biến phức tạp hơn.

- Không bón quá nhiều phân đạm vì cây lúc này không thể hấp thụ hết, lượng dư này là thức ăn tuyệt vời dành cho nấm hồng, nếu tưới đạm liên tục cây có khả năng bị nấm cả lá lẫn rễ.

- Mật độ cây trồng quá dày khiến cho ánh sáng mặt trời không cung cấp đủ cho các cây, làm cho cây không hấp thụ đủ ánh nắng, khả năng quang hợp yếu. Nếu không thì lá cây chen chút lẫn nhau che nắng chiếu xuống đất tạo ra điều kiện mát mẻ, ẩm ướt cho nấm hồng phát triển.

4. Đặc trưng của bệnh nấm hồng trên một số cây có múi 

  1. Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng

Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng thường được phát hiện khi quan sát thấy một lớp tơ có màu đục trắng, dần dần chuyển sang màu hồng nhạt ở trên vỏ cây.

Lớp phấn phủ này ngày qua ngày tấn công vào bệnh trong cây trồng cũng như lan rộng sang các bộ phận khác trên cây. Điều này làm cho bên dưới mô vỏ của cây bị thâm, thối, xù xì hơn. 

Khi nhiễm bệnh cây khó hấp thụ được chất dinh dưỡng và nước, lâu ngày cây khô héo và chết đi. 

2.Bệnh nấm hồng trên cây bưởi

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long là nơi trồng được nhiều giống bưởi như bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh… Nhưng hai loại bưởi này đều hay xuất hiện bệnh nấm hồng vào giai đoạn trưởng thành. 

Theo sự quan sát của cơ quan Nông nghiệp, bệnh xuất phát những dấu hiệu đầu tiên từ bộ phận cành chiếm 10-30%. Bệnh nấm hồng có những sợi tơ nấm tập trung thành mảng màu trắng hồng bao quanh nhánh cây. Theo thời gian, vết bệnh sẽ chuyển sang màu xám và cuối cùng là màu đen. 

Bệnh diễn biến phức tạp khiển cây trồng có thể chết hàng loạt trong điều kiện thiếu ánh sáng, độ ẩm cao, mật độ giữa các cây dày. 

II. Biện Pháp Quản Lý Bệnh Nấm Hồng Trên Cây Có Múi

1. Phòng ngừa bệnh nấm hồng trên cây có múi hiệu quả

- Trước khi gieo trồng cần lựa chọn giống kỹ càng, chắc khỏe, có khả năng chống chịu được với mầm bệnh phát sinh và thời tiết thay đổi. Mua hạt giống tại các cửa hàng có uy tín để được đảm bảo về chất lượng giống và chọn những giống được chứng nhận, kiểm duyệt từ các cơ quan chuyên ngành.

- Vệ sinh vườn thông thoáng sau mỗi mùa vụ, cày bừa đất cho tơi xốp hơn, nhổ cỏ dại, tiêu hủy tàn dư các cây trồng đã nhiễm bệnh mùa vụ trước để hạn chế mùa sau cây có thể nhiễm bệnh tiếp.

- Những cây vừa mới nhiễm bệnh cần phải theo dõi thường xuyên để kịp thời xử lý theo diễn biến của bệnh, cắt tỉa những cành cây bị bệnh.

2. Biện pháp xử lý hóa học

- Khi bệnh diễn biến phức tạp và lan rộng cả khu vườn nên sử dụng thuốc đặc trị hóa học như Aliette 800WG, Anvil 5SC, Antracol 70WP để phun giúp diệt mầm bệnh, giảm áp lực bệnh.

- Tuy nhiên, thuốc hóa học gây ảnh hưởng trực tiếp đến con người, môi trường và cây trồng

+ Bà con hít vào hơi của chất hóa học rất dễ bị viêm đường hô hấp, viêm phổi kéo dài.

+ Thuốc vẫn còn tồn lưu trong cơ thể cây trồng, trên các quả nếu chúng ta ăn những loại trái mà cây đã từng qua phun thuốc sẽ gây bệnh hiểm nghèo.

+ Khi phun thuốc, dưới áp lực tác động quá mạnh sẽ diệt luôn cả những vi sinh vật có lợi trong đất, phá vỡ cân bằng sinh thái.

+ Sử dụng phun thuốc hóa học sẽ theo nước mưa, nước tưới trôi xuống đất ngấm vào đất gây ô nhiễm đất trồng.

3. Áp dụng chế phẩm sinh học Nano bạc - Kích kháng cây trồng, sát khuẩn và diệt nấm

Chế phẩm sinh học Nano bạc được ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, phân tử nhỏ nên cây trồng nhanh hấp thụ, khả năng diệt nấm khuẩn cao khi kết hợp men vi sinh không gây chua, chai đất

Sản phẩm Nano bạc không ảnh hưởng đến sức khỏe con người dù sử dụng với liều lượng cao. Nano bạc chiết xuất từ các vi sinh vật ức chế đối kháng với bệnh, không có chất phụ gia hóa chất, không để lại tàn dư hóa chất độc hại sau khi phun thuốc.

  1. Thành phần:

+ Nano Ag: 500ppm

+ Phụ gia: (hoạt chất Nano bạc)

+ pH: 4-6.5, tỷ trọng 1-1.05

  1. Hướng dẫn sử dụng:

- 25-50ml/25 lít nước phun đều lên thân cành lá

  1. Công dụng diệt nấm :

+ Sát khuẩn - Diệt nấm gây hại trên cây trồng.

+ Tăng cường kích kháng, tạo miễn dịch.

+ Lưu dẫn hai chiều, hấp thu tối đa.

+ An toàn sinh học, hiệu quả cực cao.

  1. Lưu ý sử dụng

- Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.

- Sản phẩm khi được dùng chung với các loại thuốc bảo vệ thực vật khác sẽ gia tăng hiệu quả.

- Đề xa tầm tay của trẻ nhỏ.

Bài viết liên quan
Đăng bình luận
Thanh toán
Giỏ hàng
Đóng
Quay lại
Tài khoản
Đóng