SÂU ĂN LÁ VÀ NHỮNG THÔNG TIN HỮU ÍCH
0 Bình luận

Nỗi ám ảnh của bà con khi trồng rau sạch là sợ bị sâu ăn lá quấy phá. Đây là một vấn đề thường gặp nhưng lại khó phát hiện. Bởi chúng thường trú ẩn bên trong lá để ăn lá nên khi phát hiện ra thì cây trồng cũng đã nhiễm bệnh nặng nề. Công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh sẽ tổng hợp các loại sâu ăn lá phổ biến và những thông tin hữu ích cho bà con qua bài viết dưới đây.

 

I. Thông Tin Về Những Loài Sâu Ăn Lá

 

1. Sâu khoang - sâu ăn tạp

 

Loài sâu khoang không chỉ phá hoại cây dại mà còn tác động đến nhiều loại cây trồng khác.

Chúng hay đẻ trứng trên thành tổ, bao phủ bên ngoài lớp lông mịn. Sâu non lúc thì sống theo đàn nhưng khi lớn lên thì di chuyển riêng lẻ. Vòng đời của sâu non từ 22-30 ngày.

Thường thấy chúng xuất hiện trên các loài cây như bắp cải, khoai tay, rau muống, khoai lang, cà chua.

 

2. Sâu tơ

 

Loài sâu này là loài gây hại phổ biến nhất trên cây trồng. Nó rất thích ăn lá nhưng lại chỉ ăn phần dưới của lá nên rất khó nhận ra đang có sâu phá hoại.

Chính vì vậy, chúng ta cần phải kiểm tra vườn thường xuyên để kịp thời xử lý, tránh để lâu ngày thành dịch bệnh hoành hành. Khi phát hiện ra chúng thì biện pháp hữu ích nhất là phun thuốc trừ sâu (Bicocin, Kuraba,...)

 

3. Sâu xám

 

Sâu xám là loài sâu đa thực, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng loạt cây lương thực, thực phẩm (ngô, đậu, lạc, cà chua, cây họ bầu bí...)

Chúng sống được ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Với sự phân bố rộng rãi như vậy, sâu xám là loại sâu bọ phổ biến trên cây trồng.

Vòng đời của chúng thường trải qua 4 giai đoạn cơ bản là bướm, trứng, sâu non và nhộng. Đặc biệt, bướm thường có màu nâu sẫm hoặc xám và dài khoảng 16 đến 23 mm. Trứng của sâu xám có hình bán cầu, lúc đầu màu trắng sữa, sau dần chuyển sang màu hồng hoặc tím. Sâu non có màu xám đen hoặc đen bóng và sống từ 22 đến 53 ngày.

 

4. Sâu xanh ăn lá

 

Sâu xanh ăn lá ký sinh trên cây rau muống, cà ớt, đậu đỗ thuộc họ Noctuidae. Tuy nhiên, vòng đời của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ, thời tiết mà sâu non có thể sống từ 15-22 ngày.

Sâu phát triển từ xanh nhạt đến rám nắng, hồng hoặc nâu xám. Màu sắc của sâu cũng bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

Chúng thường rạch các chồi và quả non, ăn các hốc bên trong và làm rụng các quả non và chồi non. Ngoài ra, loài sâu này có thể phá hại quanh năm, nhưng thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân và đầu mùa hè.

 

II. Bí Quyết Ngăn Ngừa Và Điều Trị Sâu Ăn Lá Đơn Giản

 

1. Dùng tay bắt sâu ăn lá

 

Nếu bạn đang trồng các loại rau củ quả với quy mô nhỏ ngoài vườn hoặc trên sân thượng ban để cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình thì giải pháp bắt sâu bằng tay là một lựa chọn lý tưởng. Vì nó an toàn và bạn không phải tốn tiền mua thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, việc bắt sâu thủ công đòi hỏi nhiều thời gian và sự cẩn thận. Trường hợp, vườn nhà bạn trồng quá nhiều loại cây khác nhau thì phương thức này không khả thi.

 

Bắt sâu đơn giản bằng tay và sử dụng thuốc 

 

2. Trồng cây trong nhà kính

 

Trồng rau xanh trong nhà kính có thể bảo vệ cây khỏi sự tấn công của sâu ăn lá, côn trùng, bọ cánh cứng và rệp. Nó còn kéo dài mùa sinh trưởng và bảo vệ rau sạch khỏi tác động của môi trường, thời tiết. Tuy nhiên, phương pháp này cần đầu tư chi phí xây dựng nhà kính khá tốn kém và chủ yếu thích hợp với rau xanh.

 

Cây dưa lưới được trồng trong nhà màng để hạn chế sâu bọ, côn trùng quấy phá

3. Sử dụng thiên địch để trị sâu ăn lá

 

Phương pháp này có nghĩa dùng thiên địch của sâu là những loại sinh vật tự nhiên có ích, chúng ăn hoặc gây bệnh cho các loại sâu ăn lá. Nhờ đó mà sẽ hạn chế được sự lây lan, phát tán của mầm bệnh. Hiện nay, đây là một trong những phương pháp hay được bà con lựa chọn. Vì vậy, cần tạo điều kiện cho những loại côn trùng này phát triển như trồng thêm hoa thiên nhiên cỏ ba lá, hoa soi nhái, cỏ đinh lăng... quanh khu vườn.

 

Thiên địch có ích cho canh tác nông nghiệp

4. Phun thuốc trừ sâu ăn lá mang lại hiệu quả cao

 

Dùng thuốc hóa học là phương pháp giải quyết nhanh chóng, hiệu quả tức thời. Tuy nhiên thuốc hóa học có chứa thành phần gây hại nên khi phun lên cây sẽ tích tụ chất độc trong các sản phẩm nông nghiệp, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường.

Một số loại thuốc hóa học diệt sâu hiệu quả: Karate 2.5EC, Reasgant 3.6 EC, Tasieu 1.9EC… giúp cây trồng ngừng bị sâu ăn lá phá hoại chỉ sau một lần sử dụng. 

 

Quang cảnh phun thuốc hóa học để diệt sâu bọ, côn trùng gây hại

III. Gợi Ý Chế Phẩm Sinh Học META Trừ Sâu Thảo Mộc

 

Ngày nay, người dân càng ý thức hơn được việc bảo vệ môi trường là điều cấp thiết. Nhiều người sẵn sàng chi trả nhiều hơn nếu thương hiệu cam kết "xanh" và "sạch". Cho nên thay vì dùng thuốc trừ sâu hóa học thì dần dần người nông dân đã chuyển sang dùng thuốc trừ sâu sinh học. Mặc dù hiệu quả của thuốc chậm hơn nhưng lại có tác dụng lâu dài, an toàn và thân thiện với môi trường.

 

Chế phẩm sinh học META trừ sâu là sản phẩm mà công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh muốn giới thiệu đến cho bạn và bà con.

Thành phần:

+ Vi sinh ts: Bacillus thuringiensis, Beauveria spp., Metazhium spp., Iseria spp. ..... 1 x 10^8 CFU/l

+ Bổ sung: Tinh thể độc thu từ Bacillus thurigiensis, tinh dầu, giấm gỗ

 

Công dụng sẩn phẩm Meta phòng và tiêu diệt sâu cho cây trồng:

- Phòng ngừa và hạn chế quá trình sinh sản của sâu hại, diệt sạch cả trứng, ấu trùng, sâu non.

- Hỗ trợ quá trình kiểm soát nhện, rầy rệp, côn trùng...

Hướng dẫn sử dụng:

- Pha 25 – 50 ml cho 25 lít nước phun ướt đẫm thân cành và mặt sau lá.

Lưu ý khi dùng:

- Mật độ sâu hại nhiều phun hai lần liên tục cách nhau 4-5 ngày, định kỳ phun 1-2 lần/tháng

- Sản phẩm có thể pha chung được với phân bón và thuốc BVTV khác.

Bài viết liên quan
Đăng bình luận
Thanh toán
Giỏ hàng
Đóng
Quay lại
Tài khoản
Đóng