QUẢN LÝ BỆNH KHẢM TRÊN CÂY TRỒNG
0 Bình luận

Trong nông nghiệp, bà con nông dân rất lo lắng về bệnh khảm, vì đây là bệnh phổ biến trên cây trồng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng thương phẩm. Bệnh khảm này có những triệu chứng ra sao, nguồn gốc từ đâu và cách phòng ngừa như thế nào thì hãy cùng công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh tìm hiểu nhé!

I. Thông Tin Bệnh Khảm Cây Trồng

1. Bệnh khảm là gì?

Việt Nam là một trong những quốc gia có truyền thống nông nghiệp và khi cây trồng bị dịch bệnh hoành hành sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của bà con. Và trong đó, bệnh khảm luôn là mối nguy hại đáng quan tâm khi mùa màng phát triển.

Nguyên nhân bệnh khảm cây trồng do virus xâm nhập vào bên trong những tế bào. Virus khảm gây hại cho hơn 150 loài thực vật, xuất hiện trên nhiều loại trái cây, rau và hoa màu.

Điểm riêng biệt của bệnh là các đốm và vệt màu vàng, trắng, xanh nhạt hoặc xanh đậm trên lá. Tùy vào mức độ hại nhẹ hay hại nặng mà lá có sự biến dạng không giống nhau.

Virus khảm trên cây trồng cũng được phân ra nhiều loại, bởi sự phụ thuộc vào môi trường sống, phương pháp canh tác nên các loại virus tồn tại trên từng loại cây sẽ khắc nhau.

+ Virus khảm đậu thường (BCMV) và virus khảm đậu vàng (BYMV): virus này ảnh hưởng trực tiếp đến các cây họ đậu. Thường có sự phát tán virus thông qua loài rệp.

+ Virus khảm thuốc lá (TMV): lây nhiễm qua hạt giống và có sự tiếp xúc trực tiếp, việc làm tốt nhất để tránh là lựa chọn giống cây kháng thuốc.

+ Virus khảm dưa chuột (CMV): cũng được lây lan từ bởi rệp và phổ biến nhất. Từ tên gọi của nó mà ta đã có thể phân tích virus khảm dưa chuột tác động đến cây dưa chuột là nhiều nhất. Và nó cũng xảy ra trên các cây họ bầu bí, cây mắc ca (khoai tây, ớt, cà chua,...) và lá rau xanh (rau muống, xà lách).

2. Làm Sao Nhận Biết Bệnh Khảm Trên Cây Trồng?

Bệnh thường làm cho các lá non bị nhỏ và xoắn lại (xoăn), lá biến màu, có đốm vàng, cây trở nên giòn, chậm lớn,và dễ gãy, hoa vàng và rụng, ít trái, trái nhỏ xoắn, vị đắng. Và cây cuối cùng có thể chết.

Hầu hết cây nhiễm bệnh sẽ bị côn trùng chích hút kết hợp với thời tiết thuận lợi nóng và khô lây phát tán bệnh từ cây này sang cây khác tạo thành dịch bệnh khiến cho cả khu vườn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

3. Một Số Cây Trồng Nhiễm Bệnh Khảm Phổ Biến

  1. Bệnh khảm trên cây ớt

Do virus gây ra và có sự phân tán mầm bệnh từ các công trùng chích hút như rầy mềm, bọ trĩ. Bệnh diễn ra quanh năm, phức tạp nhất vào mùa nắng nóng khi có nhiệt độ cao và giảm nhẹ trong mùa mưa.

Bệnh khảm ở ớt có dấu hiệu như lá nhỏ, xoắn lại, không phát triển mạnh về lá, lóng ngắn. Phần cây thì giòn và dễ gãy rụng. Hoa cũng bị và nhỏ và rụng dần, trái trên cây ít đậu, nếu có trái thường vẫn nhỏ và vặn vẹo khiến cho năng suất kém.

  1. Bệnh khảm trên cây cà chua

Virus khảm gây bệnh trên cà chua được sinh từ thành trùng của rầy phấn trắng Bemisia tabaci phát tán và lây bệnh từ cây này sang cây khác.

Cây nhiễm bệnh thường lùn, số hoa số quả trên cây ít, phần rìa lá bị vàng, lá cong lên và nhỏ lại. Trường hợp vừa mới bệnh, lá xoăn mạnh và không ra hoa, cây lùn và cằn cỗi, trái dị dạng kém năng suất. Cà chua còn nhỏ chưa có hoa ít bệnh, thời kỳ ra hoa, kết trái bệnh thường phát triển và gây hại nặng.

Bệnh khảm cà chua phát triển trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, từ tháng 4 đến tháng 9. Bón nhiều phân đạm cũng làm cho bệnh nặng hơn.

  1. Bệnh khảm trên dưa leo

Virus khảm trên dưa leo do các loài côn trùng như bù hạch, rệp chích lây từ cây đang nhiễm bệnh sang cây khỏe. Ở cây dưa leo khi thời tiết khô và nóng tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

Bệnh khảm lá gây hại ở hầu hết các giai đoạn của cây dưa leo, đọt cây xoăn lá, biến dạng, khả năng ra hoa và cho trái thấp, trái hình dạng xấu xí, có vị đắng nên gây ra thiệt hại cho mùa vụ.

  1. Bệnh khảm trên cây đu đủ

Ở bất kỳ giai đoạn nào của cây đu đủ cũng đều có thể xuất hiện bệnh khảm. Cây con mới trồng vẫn nhiễm bệnh như thường. Nhưng cây khi phát triển từ 1-2 năm tuổi mới có những triệu chứng rõ rệt.

Thông thường, khi đu đủ mắc bệnh khảm, lá có nhiều đốm xanh vàng loang lổ nhau, lá màu vàng nhiều hơn, lá nhỏ lại, nhăn nheo và biến dạng. Đọt đu đủ túm lại, còn trơ chùm lá ngọn màu vàng. Vẫn đậu trái và cho ra trái nhưng trái không to, lượng đường giảm, có vị đắng, hạt bị lép và chai sượng khó ăn.

Bệnh không lây truyền qua hạt mà qua các vết thương do nhiều loài côn trùng chích hút.

II. Cách Kiểm Soát Và Phòng Ngừa Bệnh Khảm Trên Cây Trồng

1. Cách kiểm soát bệnh khảm trên cây

- Thăm vườn thường xuyên để xử lý kịp thời khi thấy dấu hiệu bất thường trên cây.

- Tiêu hủy tàn dư của các cây nhiễm bệnh, không để chúng lẫn vào phân trộn vì virus nhiễm bệnh vẫn đang tồn tại.

- Theo dõi chặt chẽ những cây chưa nhiễm bệnh, đặc biệt những cây ở gần cây đã nhiễm bệnh.

- Dụng cụ làm vườn sau khi sử dụng xong nên khử trùng và sát khuẩn để loại bỏ mầm bệnh còn đang bám.

2. Phòng trị bệnh khảm trên cây

- Lựa chọn gieo trồng những giống cây kháng virus khảm, có nguồn gốc xuất xứ, không sử dụng lại giống đã nhiễm bệnh.

- Nhổ bỏ và kiểm soát cỏ dại để tạo sự thông thoáng và hạn chế môi trường sinh sống của các loài côn trùng.

- Trồng cây trong nhà lưới, nhà màng giúp côn trùng khó có thể bay vào.

- Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ sau mỗi mùa vụ.

3. Sử dụng thuốc đặc trị

Sử dụng thuốc hóa học khi bệnh phát triển nhanh và lan rộng để giảm bớt thiệt hại. Một số loại thuốc có thể dùng như: Applaud 10WP, Hopsan 25EC, Wellof 330EC... Nhưng thực sự chỉ dùng khi cần thiết vì các thành phần trong thuốc rất độc hại, ảnh hưởng đến đất trồng, sức khỏe người dùng và sinh trưởng của cây.

4. Biện pháp xử lý sinh học

Mig-29 là giải pháp sinh học hữu ích dành cho bệnh khảm ở cây trồng. Sản phẩm giúp cho cây tăng sức đề kháng mà không ảnh hưởng đến môi trường sống của cây và sức khỏe con người. Đồng thời, khi sử dụng Mig-29 giúp hạn chế thiệt hại và năng suất vẫn được bảo đảm.

Một số thành phần nổi bật:

- Chitosan (vắc xin thực vật): 1000ppm

- Chất kích thích Nano Elicitor

- Phụ gia đặc biệt

Công dụng:

- Xử lý và phục hồi bệnh xoăn ngọn, xoăn lá, sượng trái, héo xanh.

- Ngăn chặn virus, vi khuẩn lây lan trên cây dưa, bầu, bí, ớt, cà chua, chanh dây,…

- Kích thích hoạt động của hệ thống kháng bệnh trong cây, giúp cây tự tiết ra kháng sinh, nâng cao khả năng miễn dịch cho cây trồng.

- Giúp phòng ngừa các bệnh trên cây do vi khuẩn, vi nấm, virus gây ra.

- Kích thích cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, lá xanh, đọt mập.

*Hướng dẫn sử dụng sản phẩm Mig-29

Cách pha: pha 250ml Mig-29 với 200ml nước

Cách phun: phun đều ướt đẫm thân cành lá quả

- Trị bệnh: phun 2 lần cách nhau 3 - 5 ngày

- Phòng bệnh: phun định kỳ 7 - 15 ngày/lần

*Những lưu ý khi sử dụng

- Kết hợp với A5 Amino acid để tăng hiệu quả sử dụng.

- Cách ly hóa chất bảo vệ thực thực vật 2 – 3 tuần sau khi sử dụng sản phẩm.

- Sử dụng sau 4h chiều để đạt hiệu quả cao nhất.

Bài viết liên quan
Đăng bình luận
Thanh toán
Giỏ hàng
Đóng
Quay lại
Tài khoản
Đóng