PHÒNG NGỪA VÀ TIÊU DIỆT NẤM BỆNH Ở CÂY TRỒNG HIỆU QUẢ
0 Bình luận

Do sự thay đổi đột ngột của thời tiết, nấm bệnh ở cây trồng ngày càng phổ biến. Chúng lây lan nhanh chóng và dễ dàng bùng phát thành dịch, ảnh hưởng lớn năng xuất cũng như chất lượng thương phẩm của bà con.

Vì vậy việc tìm hiểu kỹ về nấm bệnh, cách phòng và điều trị đang là vấn đề được nhiều bà con quan tâm. Hãy cùng Công Nghệ Xanh (CNX) làm rõ những nội dung bạn đang muốn biết thông qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

 

I. Nấm Bệnh Gây Hại Cho Cây Trồng

1. Nguyên nhân gây bệnh

 

Trong đất luôn tồn tại sẵn vi sinh vật, nấm bệnh gây hại, chỉ cần chờ điều kiện thuận lợi và thích hợp sẽ sinh sôi nảy nở, gia tăng gấp bội và thành dịch bệnh trên cây trồng.

  • Đặc điểm: Nấm có hình dạng sợi, cấu trúc phân nhánh và nhiều sợi nấm trưởng thành tạo nên tản nấm được xem là thể dinh dưỡng của nấm.

  • Về kích thước: Nấm bệnh có kích thước vô cùng nhỏ, chỉ khoảng 0.5 - 5.0 μm.

  • Về điều kiện thuận lợi: Thời tiết mưa nhiều hoặc tưới nước quá nhiều, nhiệt độ lý tưởng để nấm tồn tại và sinh trưởng là 25 - 28 độ C.

  • Về độ pH: Thích hợp để phát triển của nấm là 6 – 6.5


2. Các loại nấm thường gây bệnh cho cây trồng

 

  • Bệnh hại thân cây: Bao gồm nấm và vi khuẩn làm cây bị héo.

  • Bệnh hại lá (trong môi trường ẩm ướt): Gồm các loại nấm như Septoria, Colletotrichum.

  • Đất nhiễm ở dạng hỗn hợp: Gồm các loại nấm như Pythium, Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia.

  • Nhiễm trùng đất dưới dạng lớp mỏng: Bao gồm các loại nấm như hạch nấm, rhizoctonia.

  • Dịch bào tử (dù bị thương cơ học hay không): chứa nấm lùn và nấm Fusarium.

 

3. Dấu hiệu cây bị nhiễm nấm bệnh

 

  • Cây bị thối gốc, rễ

Do nấm Phoma ligam gây bệnh, dấu hiệu nhận biết là gốc và thân cây xuất hiện các vết nứt màu đen. Khi bệnh nặng xuất hiện thêm những đốm tròn màu nâu nhạt trên lá cây. Vết thối lan rộng nhanh, cây dần héo khô, đổ gãy.

  • Cây bị thối nhũn

Tình trạng lá, thân cây dần bị trũng xuống, mọng nước và thối nhũn. Phát hiện cây bị nhiêm bệnh bằng cách quan sát lá xem có những vết lõm sẫm màu hay không. Thân cây nhỏ yếu, nhanh héo và mau chết.

  • Sưng rễ

Do nấm Plasmodiophora brassicae W gây bệnh trên cả rễ phụ và rễ chính. Khi cây trồng mắc bệnh sưng rễ thì rễ sưng phồng to lên (còn mức độ to thế nào phụ thuộc vào cây bệnh nặng hay nhẹ).

 

II. Những Biện Pháp Để Phòng Ngừa Và Tiêu Diệt Nấm Bệnh Trên Cây Trồng

 

1. Vệ sinh đất (Làm đất)

Đất trồng phải tơi và xốp, phải thoát nước tốt. Trước khi gieo trồng cần phải có khoảng thời gian để đất khô hoàn toàn nhằm giúp hạn chế sinh sôi nảy nở của nấm gây hại có trong đất.

2. Vệ sinh đồng ruộng

Trước canh tác và sau khi thu hoạch nên dọn dẹp vệ sinh như thu dọn rác, làm cỏ, tiêu hủy tàn dư thực vật mắc bệnh. Bà con nên nhổ bỏ những cây có dấu hiệu nhiễm bệnh để đảm bảo mùa vụ tới khi gieo trồng cây phát triển năng suất hơn.

3. Xử lý hệ thống thoát nước

Đất ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Chính vì vậy, hệ thống thoát nước kém thì nấm bệnh xuất hiện, tấn công và gây hại cho cây trồng. Bệnh nhẹ thì ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây kém đi, còn bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến cây chết.

4. Sử dụng giống cây trồng sạch và đảm bảo chất lượng

Sử dụng giống cây kháng bệnh, không dùng hạt giống có mầm bệnh (không lấy lại giống của những cây đã nhiễm bệnh trước đó). Ngoài ra, có thể xử lý hạt giống bằng nước nóng 50 độ C trong 25 phút.

5. Biện pháp hóa học 

Đây là một trong những phương pháp có tác dụng ngay lập tức, tuy nhiên về dài lâu sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của cây trồng. Đất đai bị thuốc tác động gây xói mòn, mất hết chất dinh dưỡng nuôi cây.

Đối với trường hợp bệnh hại nặng nề tham khảo một số thuốc đặc trị như sau: Rovral, Ridomil Gold, Aliette, Carbendazim, Benlat… (dùng đối với bệnh do nấm Sclerotium rolfsii); Aliette, Ridomil, Phosacide… (dùng đối với bệnh do nấm Phytophthora capsici) để hạn chế sự lây lan bệnh.

 

III. Chế Phẩm Sinh Học FUGI - Phòng Ngừa Và Tiêu Diệt Nấm Bệnh

Fugi là sản phẩm sinh học giúp phòng và hỗ trợ tiêu diệt nấm bệnh gây hại như thối trái; héo xanh, gỉ sắt; sương mai, nấm hồng, phòng trừ bệnh thán thư...

Fugi còn là một trong những giải pháp hữu hiệu bảo vệ cây trồng khỏi nấm bệnh. Với những cây trồng đang bị các loại nấm bệnh thì đây là giải pháp hữu hiệu nhất mà Công Nghệ Xanh muốn gửi đến bà con.

Sản phẩm FUGI - giải pháp hiệu quả hỗ trợ cây bị nấm bệnh

Sản phẩm FUGI - giải pháp hiệu quả hỗ trợ cây bị nấm bệnh

1. Thành phần

 

  • Trichoderma spp.; Chaetomium spp.………1.5x10^6;

  • Phụ gia đặc biệt


2. Công dụng

 

  • Phòng ngừa và điều trị các bệnh hại do nấm gây ra trên cây trồng.

  • Có hiệu lực lâu dài, không gây phản kháng thuốc.

  • Tăng cường, bảo vệ cây trồng trong những thời tiết bất lợi và dịch hại bùng phát.

3. Hướng dẫn sử dụng

 

Sản phẩm thường được sử dụng đối với cây ngắn ngày như: Dưa, bầu, bí, cà chua, ớt, rau, đậu....

Liều dùng:

  • Trị bệnh: 30g sản phẩm hòa cho 15 -18 lít nước phun đều lên lá, cành, thân, gốc.

  • Phòng bệnh: 30g sản phẩm pha 20 – 25 lít nước phun đều lên lá, cành, thân, gốc.

Cách sử dụng:

  • Đối với cây bị bệnh phun 2-3 lần mỗi lần cách nhau 5 -7 ngày.

  • Định kỳ 15 – 20 ngày phun một lần để phòng bệnh cho cây.


4. Lưu ý khi sử dụng

 

  •  Bảo quản nơi khô ráo, tránh sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

  • Sử dụng đúng liều lượng để phát huy tính hiệu quả nhất.

  • Có thể sử dụng kết hợp chung các thuốc bảo vệ thực vật khác.

Bài viết liên quan
Đăng bình luận
Thanh toán
Giỏ hàng
Đóng
Quay lại
Tài khoản
Đóng