ỐC SÊN PHÁ HOẠI CÂY TRỒNG NHƯ THẾ NÀO?
0 Bình luận

 Mỗi lần thăm vườn, bà con lại đau đầu vì vấn nạn ốc sên ăn rau. Những vườn rau xanh mướt nhưng lại đầy lỗ chi chít do ốc sên tàn phá. Bà con tìm đủ mọi cách để tiêu diệt nhưng chỉ sau vài ngày chúng lại xuất hiện. Hiểu được vấn đề đó, Công Nghệ Xanh sẽ cung cấp những kiến thức về loại ốc sên và giải pháp giúp giải quyết ốc sên nhanh chóng.

 I. Ốc Sên - Những Tác Động Đến Cây Trồng

 1. Đặc điểm ốc sên

 Để có thể phòng ngừa và tiêu diệt ốc sên một cách hiệu quả, bạn cần phải biết một số đặc điểm nổi bật của loài ốc sên như sau:

  • Ốc sên được biết đến là một loài động vật thân mềm, sống ở rất nhiều nơi, phổ biến là loài ốc sên hoa (Achatinafulica).

  • Thường sinh sôi nảy nở ở điều kiện ẩm thấp, trong các bụi rậm. Vào mùa mưa, ốc sên sinh sản rất nhanh.

  • Đầu có 2 xúc tu (râu), toàn thân liền trоng vỏ bao bọc bởi một lớp nhầy. Vỏ ngoài bao quanh ốc sên rất to, dày.

  • Những nơi ốc sên di chuyển qua đều để lại chất nhờn. Chất nhờn này giúp cho ốc sên được giữ ẩm khi băng qua các bề mặt khô ráp và bảo vệ chúng khỏi bị cắt bởi các vật sắc nhọn.

  • Thích sống trong gốc cây ẩm ướt. Chúng ở trong bóng râm vào ban ngày, chờ mặt trời lặn để đi kiếm ăn.


2. Hiểm họa của loài ốc sên đối với cây trồng, hoa màu

 

Ốc sên gây hại cho nhiều loại cây, đặc biệt là các bộ phận non của cây. Chúng cắn đứt rễ cây non và ăn chồi non làm cây chậm phát triển, gây vết thương và tạo điều kiện cho nấm bệnh xuất hiện.

  • Vào lúc chiều tối, chúng xuất hiện và phá hoại cây cối và hoa màu. Nó ăn cành cây, hoa và quả mọng, đặc biệt là các phần non. Chúng phát triển mạnh trong mùa mưa hoặc khi vườn tược được tưới nước thường xuyên trong mùa khô.

  • Biểu hiện rõ nhất mỗi khi có ốc sên xuất hiện là quan sát thấy những lỗ to, xù xì trên lá cây.

  • Ngoài ra, khi nhìn thấy những vệt chất nhầy do ốc sên tạo ra thì cần phải kiểm tra vườn để không có nhiều thiệt hại xảy ra.

  • Thời điểm mùa mưa sẽ đánh thức sự phát triển và sinh sôi nảy nở của ốc sên, chỉ cần một trận mưa đầu mùa chúng sẽ hoành hành phá hoại mùa màng. Thức ăn khoái khẩu của ốc sên là những loại lá non mềm.

  • Bởi vì ốc sên chủ yếu xuất hiện vào buổi tối, khi màn đêm buông xuống thì việc quan sát vườn cây của bà con nông dân cũng bị hạn chế và trở thành mối quan tâm thường xuyên của họ.


II. Hướng Dẫn Diệt Ốc Sên Hiệu Quả, Tiết Kiệm Chi Phí

 1. Cách diệt ốc sên bằng phương pháp tự nhiên

 

Sử dụng vỏ trứng vụn

 Trứng sau khi sử dụng xong rồi dùng tay bóp nhẹ để bể thành từng mảnh vụn nhỏ và đem rắc ở gốc cây. Vỏ trứng có các cạnh sắc nhọn gây cho thân mềm của ốc sên khó chịu và hạn chế bò qua vỏ trứng để trèo lên cây. Ngoài ra, trong vỏ trứng còn chứa canxi có lợi cho đất và cây trồng.

Sử dụng bia

 Dùng một cái đĩa, tô, hộp hoặc vật dụng để rót bia vào rồi vùi chôn chiếc bẫy này vào khu vực mà ốc sên thường tập trung lại. Chú ý nên chôn miệng bẫy cao hơn mặt đất khoảng 2,5cm. Mùi thơm của bia sẽ thu hút được ốc sên và phần nào làm chúng say. 

    Sử dụng vỏ cam, vỏ dưa hấu

    • Sử dụng vỏ cam, vỏ dưa hấu đặt xung quanh rìa hộp xốp hoặc quanh vườn (miễn là cách xa cây trồng) để thu hút ốc sên, bạn sẽ dễ dàng bắt sống được cả đám рhá hoại cây trong vườn rau nhà mình. Đưa ốc sên đі xa khỏi vườn khoảng 6m là đủ để loại trừ сhúng.

      Trồng các loại cây xua đuổi ốc sên

      • Người ta thường bảo lấy độc trị độc, ốc sên cũng sẽ khó chịu khi tiếp xúc với một số loài cây, hoa, thảo mộc như: dâm bụt, bạc hà, hương thảo, đỗ quyên, mao địa hoàng, rau mùi và húng quế... Chính vì vậy, trồng thêm một số loài cây này trong vườn sẽ giúp xua đuổi được ốc sên.

        Sử dụng bột ớt

        • Ớt thường rất nóng và rát khi tiếp xúc ở cự ly gần. Với động vật thân mềm như ốc sên khi bò qua và dính phải bột ớt sẽ rát và nóng cho đến chết.

          2. Cách diệt ốc sên bằng thuốc hóa học

          Sử dụng thuốc sâu chuyên dụng với giá thành rẻ và thấy được hiệu quả tức thời. Những tác dụng cực mạnh của các loại thuốc này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng và môi trường. Vì vậy, chỉ nên dùng khi vườn cây bị ốc sên phá hủy nặng nề.

          Một số loại thuốc tham khảo:

          • Thuốc sắt photphat

          • Bả diệt ốc, sên hại cây Tatoo

          • Thuốc diệt ốc sên Bolis

          • Thuốc diệt ốc sên MOI OC 6H

          • Thuốc diệt ốc sên Deadline Bullet


          III. Chế Phẩm Sinh Học KIN - Diệt Nhanh Chết Sạch

           Chế phẩm sinh học KIN - Diệt nhanh chết sạch là một sản phẩm phổ biến để trừ ốc sên gây bệnh cho vườn. Các tinh thể độc từ nấm Bacillus thuringiensis trong sản phẩm khi được phun lên cây trồng hoặc bề mặt đất lúc ốc sên ăn vào sẽ phá hủy hệ tiêu hóa, khiến chúng nhanh chóng bỏ ăn và chết 2-3 ngày sau đó.

           Thành phần:

           Vi sinh ts: Beauveria spp., Bacillus thuringiensis..... 1 x 10^8 CFU/l

          • Các loại tinh dầu thực vật

          • Bổ sung tinh thể độc

            Công dụng:

            • Diệt các loại ốc vắt, keo, ốc ăn lá, phá rễ.

            • Phòng và xua đuổi các côn trùng gây hại và làm tổ trong đất.

            • Không gây nóng nám trái và an toàn khi sử dụng, không gây độc hại khi dùng.

              Hướng dẫn sử dụng:

              • Đối với loài ốc, sên, vắt: pha 40ml sản phẩm hòa 20 -25 lít nước phun đều thân cây, xung quanh gốc theo tán cây.

              • Đối với các loài côn trùng khác: pha 50ml sản phẩm hòa 20 -25 lít nước phun đều thân cành lá, xung quanh gốc theo tán cây.

                Lưu ý khi dùng:

                • Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

                • Lắc đều sản phẩm trước khi sử dụng.

                • Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

                Bài viết liên quan
                Đăng bình luận
                Thanh toán
                Giỏ hàng
                Đóng
                Quay lại
                Tài khoản
                Đóng