NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐẠO ÔN TRÊN LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
0 Bình luận

 

Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh cực kỳ nghiêm trọng trên cây lúa. Khi dịch bệnh đạo ôn xảy ra trên diện rộng sẽ ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa. Bệnh gây hại trên cổ lá được gọi là thối cổ lá. Khi gây hại trên cổ bông sẽ gọi là bệnh đạo ôn cổ bông (thối cổ bông).

 

Biết được nỗi lo của bà con nên bài viết này Công Nghệ Xanh sẽ cùng tìm hiểu về những nguyên nhân và giải pháp phòng trị kịp thời. Để hạn chế tình trạng bệnh trở nặng mất trắng năng suất.

 

1. Nguyên nhân gây bệnh đạo ôn


    • Nấm Pyricularia oryzae là nguyên nhân chính gây ra bệnh đạo ôn. Nấm này thường tồn tại trên tàn dư cây trồng, lúa chét, cỏ dại… Khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm nấm sẽ xâm nhập vào cây. 

    • Nấm tiết ra một số độc tố như axit - picolinic, pyricularin có tác dụng kìm hãm hô hấp và phân hủy các enzyme, kìm hãm sự sinh trưởng của lúa, một khi lúa bị nhiễm bệnh nặng sẽ rất khó phục hồi. Nấm tồn tại ở dạng sợi, có trong rơm rạ và hạt giống bị bệnh. 

    • Ngoài ra nấm còn tồn tại trên các loại cỏ mọc quanh ruộng như cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ chỉ, lúa ma, gốc rạ, lúa chét…Bào tử phát tán nhờ gió là phương thức lây lan quan nhanh nhất của bệnh đạo ôn. 

    • Bệnh có thể phát sinh, phát triển ở nhiệt độ từ 8 - 37oC nhưng gây hại mạnh nhất ở điều kiện nhiệt độ từ 24 - 28oC, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao đặc biệt là khi có sương mù về đêm và sáng sớm. Bệnh thường phát triển mạnh ở vùng đất tốt ở ven làng, ở nơi chân ruộng thiếu nước hoặc bón phân không cân đối, thừa đạm.

     

    Nấm Pyricularia oryzae gây bệnh đạo ôn

     

    2. Triệu chứng bệnh đạo ôn ở lúa

     

    Do sự tác động của sự thay đổi thời tiết, đạo ôn có thể gây hại gần như quanh năm tại nhiều tỉnh phía Nam, gây nhiều khó khăn cho bà con nông dân.

     

    triệu chứng đạo ôn cháy bài lá ở cây lúa

     

    Theo nghiên cứu của Công Ty Công Nghệ Xanh thì bệnh có thể xuất hiện trên tất cả các bộ phận của lúa nhưng rõ rệt nhất là ở các vị trí sau:

     

    • Ở lá lúa: Mới đầu, vết bệnh xuất hiện dưới dạng những chấm nhỏ màu xanh ngả dần sang xám nhạt. Càng về sau, vết bệnh càng lớn hơn, có phần giữa mở rộng và hai phần đầu nhọn, ở tâm vết bệnh càng chuyển sang màu nâu sẫm đến xám tro, màu nhạt dần. 

    • Ở thân lúa: Các vết bệnh đạo ôn xuất hiện khiến phần đốt thân khô héo dần dần, nếu vị trí vết bệnh càng gần với phần gốc rễ thì cây lúa sẽ rất dễ bị đổ.

    • Ở cổ bông: Vết bệnh ở cổ bông ban đầu cũng có màu xanh và dần chuyển sang nâu sẫm tương tự, nhưng nếu độ pH cao trên bề mặt sẽ có thêm một lớp nấm mốc màu xanh. Ngăn chặn quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng để nuôi bông, hạt, từ đó làm tăng tỷ lệ hạt lép. Thậm chí nếu bệnh xuất hiện sớm có thể khiến lúa bị lép hoàn toàn.


      • Ở hạt lúa: Nếu tình trạng bệnh lan rộng, hạt lúa sẽ xuất hiện những vết bệnh không rõ hình dạng nhưng vẫn có màu nâu xám đặc trưng. Các vết này có thể lan sâu vào trong vỏ trấu và hạt lúa. Đây cũng chính là nguyên nhân đạo ôn sẽ trở thành mầm bệnh cho các vụ lúa sau.

        3. Các biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn

         

        3.1. Biện pháp phòng ngừa

         

        Để phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa có hiệu quả, bà con nông dân nên quan tâm một số đến những vấn đề sau:

         

        • Đối với những vùng thường xảy ra dịch bệnh đạo ôn cần phải tiêu huỷ những tàn dư sau khi thu hoạch lúa: cày lật gốc rạ, bón vôi, xử lý đất triệt để, dọn sạch mương, sơn bờ trước khi xuống vụ.

        • Xử lý hạt giống bằng nguyên tắc 3 sôi 2 lạnh (54oC) trong 10 phút.

        • Lựa chọn các giống lúa kháng bệnh, các giống lúa mới lai tạo để xuống giống.

        • Tăng cường chăm sóc để lúa sinh trưởng phát triển mạnh.

          cày lật gốc rạ giúp hạn chế đạo ôn trên cây lúa

            3.2. Biện pháp hóa học

             

            • Khi lúa đã bị bệnh cần dừng ngay việc bón phân đạm, phân kali. Phun kịp thời bằng các loại thuốc hoá học như Fujione, Baem...Cần lưu ý dùng thuốc hóa học gây nhiều tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người và vật nuôi xung quanh.

              • Đối với những ruộng đã bị bệnh đạo ôn trên lá cần phải phun thuốc phòng bệnh đạo ôn cổ bông trước và sau khi trổ, nên phun vào lúc chiều tối để khỏi ảnh hưởng đến việc trổ bông phơi mào.

                3.3. Biện pháp sinh học

                 

                Nhằm khắc phục vấn đề lo ngại của người nông dân  Công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh Việt Nam đã kết hợp với Viện Nông Nghiệp Nhiệt Đới nghiên cứu và sản xuất ra dòng sản phẩm thuốc Đặc Trị ĐẠO ÔN được kết hợp bởi hai dòng kháng sinh được chiết xuất từ nấm Chaetomium spp…..Trichoderma spp…..

                 

                Chế phẩm sinh học giúp loang thẩm thấu nhanh, khô vết thương nhanh trong phòng trừ các loài nấm bệnh trên cây trồng như: bệnh Đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, vàng lùn, sọc đen, cháy bìa lá, bạc lá vi khuẩn, lem lép hạt,...

                 

                Sản phẩm với hiệu lực mạnh, hiệu quả sau 24h phun thời gian kéo dài thuốc đến 10 ngày đặc biệt sản phẩm có thể pha chung với các loại thuốc BVTV và các loại phân bón khác, an toàn sử dụng không độc hại cho môi trường, vật nuôi và người sử dụng.

                 

                Đặc trị ĐẠO Ôn - Công Nghệ Xanh

                 

                Đặc trị ĐẠO Ôn - Công Nghệ Xanh

                 

                Đặc trị ĐẠO ÔN

                 

                Thành phần:

                 

                • Chaetomium spp…………, Trichoderma spp...........1.5x106  CFU/ml.

                • Phụ gia đặc biệt.

                  Công dụng:

                   

                  • Đặc trị đạo ôn lá, cổ bông, thối thân, héo rũ, phấn trắng, đốm lá;

                  • Kiểm soát ngăn ngừa dịch bệnh lây lan; 

                  • An toàn không độc hại cho môi trường vật nuôi, người sử dụng.

                    Hướng dẫn sử dụng:

                     

                    Cây trồng

                    Liều dùng

                    Cách sử dụng

                    Lúa

                    Đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, bạc lá, cháy bìa lá, khô vằn.


                    25g sản phẩm hòa cho 18- 20 lít nước.


                    Phun khi mới chớm bệnh lá lúa khô, trị bệnh 5 ngày phun nhắc lại.

                    Rau màu

                    Sương mai, thán thư, thối nhũn, đốm lá, héo xanh.


                    25g sản phẩm hòa cho 18- 20 lít nước.

                    Phun khi mới chớm bệnh lá  khô, trị bệnh 5 ngày phun nhắc lại.


                     

                    Quy cách đóng gói: 25 g

                    Bài viết liên quan
                    Đăng bình luận
                    Thanh toán
                    Giỏ hàng
                    Đóng
                    Quay lại
                    Tài khoản
                    Đóng