NGUYÊN NHÂN CÂY HOA HỒNG KHÔ CÀNH VÀ CÁCH XỬ LÝ
0 Bình luận

Khô cành ở cây hoa hồng là bệnh rất phổ biến, khiến cho người trồng hoa vô cùng nhức đầu. Bệnh nhẹ thì hoa sẽ giảm đi tính thẩm mỹ, còn nặng có thể dẫn đến chết cây. Hãy cùng tìm hiểu ngay về nguyên nhân hoa hồng bị khô cành cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh cùng công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh nhé!

I. Nguyên Nhân Cây Hoa Hồng Khô Cành

1. Do bộ rễ bị bệnh

Trong quá trình trồng (cây mới mua về) cây bị tác động nhiều dẫn đến rễ dễ bị lung lay hoặc khi tiến hành đào gốc hồng để thay chậu cho cây cũng làm cho rễ bị đứt dẫn đến cây mất cân bằng, không hấp thu được chất dinh dưỡng, khoáng chất, nước dẫn đến cây bị suy yếu, cằn cỗi, héo rũ.

2. Do côn trùng, cuốn chiếu quấy phá

Khi bị các loại côn trùng và tuyến trùng tấn công dẫn đến hiện tượng rễ cây bị tổn thương. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận chất dinh dưỡng và nước sạch để nuôi những bộ phận khác. Điều này khiến cành hoa cũng như nhiều bộ phận khác thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến việc cây hoa hồng bị héo rũ.

Cây hoa hồng đang rơi vào tình trạng khô cành dẫn đến hoa cũng héo rũ

3. Nấm bệnh gây hại trên hoa hồng

Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đới có khí hậu khô ẩm. Thời tiết vào mùa mưa là cơ hội cho các loại nấm, vi khuẩn gây hại trong đất sinh sôi nảy nở. Cùng lúc đó, chúng sẽ tấn công cây hoa hồng thông quá các vết thương do chiết ghép, cắt tỉa không đúng kỹ thuật, hoặc do côn trùng chích, các vết xước do ma sát tạo ra.

4. Sử dụng nhiều chất hóa học hoặc bón phân không đúng cách

Tình trạng này dễ thấy ở người trồng cây chưa có nhiều kinh nghiệm. Một số người nghĩ rằng hoa trồng để ngắm chứ không ăn nên cứ bón nhiều phân hơn chút cũng không sao. Nhưng thực chất điều này lại ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của bộ rễ. Rễ không thể hấp thu và vận chuyển hết các chất dinh dưỡng, khoáng chất có trong phân bón khi lỡ bón "lố tay" và những chất này sẽ bị chuyển sang dạng khác gây hại cho cây đang phát triển.

5. Thiếu nước

Cây hoa hồng khi không được tưới đủ nước cộng với dưới thời tiết nắng nóng dẫn đến đốt cháy lá hồng. Ban đầu những lá non sẽ héo rũ trước, sau đó đến phần lá bên dưới cũng dần khô đi. Nếu tình trạng nghiêm trọng không chỉ có lá héo và rụng dần mà việc ra hoa cũng vô cùng khó khăn.

II. Biện Pháp Xử Lý Hiệu Quả Vấn Đề Hoa Hồng Khô Cành

1. Cắt tỉa cây

Bạn nên tổng vệ sinh vườn hoa hồng định kỳ và các dụng cắt tỉa cành phải được sát khuẩn với nước nóng hoặc cồn để tiêu diệt nấm bệnh. Để tránh tình trạng dịch bệnh lây lan cần di chuyển chậu cây ra khỏi khu vực vườn hoa.

Tiến hành cắt loại bỏ các cành bị bệnh hoặc khô héo sau khi cắt và mang từng cành đi tiêu huỷ tránh trường hợp mầm bệnh lây lan còn bám vào những cây trồng xung quanh.

Cắt tỉa cây hoa hồng đúng kỹ thuật và cắt tỉa thường xuyên

2. Tưới nước đúng cách

Hoa hồng không phải là loại cây ưa nước. Vì vậy, cần phải tìm hiểu rõ chúng cần bao nhiêu nước trong một lần tưới bởi tưới nhiều quá cây bị ngập nước, tạo điều kiện cho nấm bệnh sinh sôi gây hại cho phần rễ cây.

Cần có hệ thống thoát nước giúp cây không bị ngập úng rễ và ngăn ngừa nấm bệnh.

Tưới nước cho cây hoa hồng hợp lý

3. Sử dụng thuốc đặc trị

Để khắc phục tình trạng của bệnh nhanh nhất là sử dụng phun thuốc hóa học lên cây. Một số loại thuốc tham khảo: Rose Doctor, Bio Tricho, Bio Root,... giúp cây hoa hồng bị khô cành phục hồi tình trạng nhanh chóng, kích thích sự tăng trưởng của bộ rễ.

Tuy nhiên, thuốc hóa học có nguồn gốc từ chất độc hại nên ảnh hưởng đến đường hô hấp của người trồng hoa, ô nhiễm môi trường đất khi tiêu diệt những vi sinh vật có lợi nuôi cây. Vì vậy trong thời gian gần đây, bà con chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học, mặc dù hiệu quả chậm nhưng không gây ô nhiễm môi trường và quan trọng vẫn giúp cây vẫn ra hoa vào các mùa vụ sau khi nhiễm bệnh.

III. Chế Phẩm Sinh Học CNX-CN - Xử Lý Tình Trạng Khô Cành Hiệu Quả

Tình trạng khô cành vào thời điểm nắng nóng ngày càng nhiều, khiến cho cây bị chai nhờn các loại thuốc hóa học. Chính vì vậy công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh Việt Nam đã nghiên cứu và hợp tác với các đơn vị khác để sản xuất sản phẩm CNX-CN, sản phẩm được lên men từ các chủng giống vi sinh vật có lợi được tuyển chọn và nuôi cấy bằng công nghệ cao.

Thành phần:

+ Chaetomium spp…1x108 CFU/ml

+ Trichoderna spp…1x108 CFU/ml

Công dụng:

+ Tăng sức đề kháng cho cây

+ Ức chế và tiêu diệt nấm Phytophthora và Fusarium gây ra bệnh vàng lá thối rễ.

+ Phòng ngừa các bệnh trên lá cây ăn quả và rau màu như rỉ sắt, nấm hồng, thán thư,…

+ Phòng và trị vàng lá thối rễ

Hướng dẫn sử dụng:

+ Trị bệnh: Pha 500ml sản phẩm với 200 lít nước phun ướt đẫm thân, cành, lá.

+ Phòng bệnh: Pha 500ml sản phẩm với 300-400 lít nước phun ướt đẫm thân, cành, lá

Lưu ý sử dụng:

+ Có thể sử dụng kết hợp với các thuốc diệt nấm, khuẩn khác mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

+ Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời.

Bệnh khô cành trên cây hoa hồng rất khó để điều trị cũng như phục hồi lại sau bệnh. Bà con cần lưu ý theo dõi sát vườn và sử dụng chế phẩm sinh học CNX-CN để phòng ngừa bệnh. Kiểm tra vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm nhất để xử lý kịp thời, không gây ra nhiều tổn thất.

Bài viết liên quan
Đăng bình luận
Thanh toán
Giỏ hàng
Đóng
Quay lại
Tài khoản
Đóng