LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIÊU DIỆT TUYẾN TRÙNG HẠI RỄ HIỆU QUẢ?
0 Bình luận

Một trong những lo lắng của bà con khi xuống giống là tuyến trùng tồn tại trong đất. Khi chúng bùng phát thành dịch thì sẽ giúp cho các nấm bệnh tấn công cây trồng. Tuyến trùng gây thiệt hại lớn cho vườn nhưng không phải ai cũng hiểu về chúng. Bài viết dưới đây, Công Nghệ Xanh sẽ cung cấp những thông tin về tuyến trùng và biện phát phòng trị chúng. 

 

I. Tuyến Trùng Và Những Đặc Điểm

 1. Tuyến trùng là gì?

 Tuyến trùng là loài động vật không xương, với hơn 19 loài thuộc 16 giống khác nhau. Trong đó, Rotylenchulus, Meloidogyne và Tylenchulus là 3 giống tuyến trùng phổ biến. Chúng sinh sống và phát triển ở nhiều môi trường khác nhau và chúng ta chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi.

Trong trồng trọt, tuyến trùng được phân thành 2 nhóm:

  • Tuyến trùng có lợi: bao gồm giun, vi sinh ức chế, hỗ trợ phân giải.

  • Tuyến trùng gây hại: nhóm này thường ký sinh trên thực vật.

Sự xuất hiện của tuyến trùng là điều kiện cho những bệnh nấm như Phytophthora Capsici, Fusarium sp…xâm nhập vào cây trồng.

 

2. Hình thức ký sinh của tuyến trùng

Có 3 hình thức mà tuyến trùng thường ký sinh:

  • Nội ký sinh: dạng tuyến trùng ký sinh xâm nhập vào bộ phận rễ và gây hại. Tuyến trùng ăn mòn các tế bào rễ cây và hình thành các nốt sần trên rễ. Vì vậy, nhóm gây hại này còn được gọi là tuyến trùng nốt sần.

  • Ngoại ký sinh: dạng tuyến trùng sống ở ngoài môi trường đất và nước, chỉ bám bên ngoài mô bị hại và chọc kim vào trong để hút hết chất dinh dưỡng từ rễ.

  • Bán nội ký sinh: dạng tuyến trùng chui phần đầu vào bên trong mô cây, còn phần thân mình ở bên ngoài mô cây bị ký sinh.

Loài tuyến trùng ký sinh chui vào trong đất chính là loài đáng quan ngại. Bởi vì khi tuyến trùng đạt đến ngưỡng gây hại thì cây trồng mới thực sự bị hại, chứ không phải loài nào cũng gây hại.

 

3. Biểu hiện của tuyến trùng hại rễ

Loài tuyến trùng sinh sản và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ ẩm trong đất, số lượng rễ cây, cơ cấu đất, tính pH và oxy chứa trong đất,...

Tuyến trùng tồn tại ở hình dạng rất nhỏ và để phát hiện ra chúng vô cùng khó khăn, chỉ khi nhìn thấy được những biểu hiện rõ rệt bên ngoài cây trồng thì mới có khả năng nhận biết cây có bị tuyến trùng tấn công hay không.

Triệu chứng gây hại rễ của tuyến trùng:

  • Cả cây bị héo úa, còi cọc, thiếu dinh dưỡng.

  • Rễ có những khối u sần ở giai đoạn phát hiện chậm

  • Cây bị vàng lá, xoắn lá, rụng lá sớm và chết chồi do tuyến trùng làm rối loạn quá trình hút nước và dinh dưỡng của cây.

  • Tuyến trùng không làm chết cây nhưng làm cho cây phát triển chậm, thiếu sức sống.

  • Là nguyên nhân gián tiếp lây lan virus gây hại cho cây. Làm suy giảm hệ miễn dịch để cây mất khả năng chống chọi với các bệnh khác.


II. Tác hại của tuyến trùng đối với cây trồng

1. Tuyến trùng gây hại trên cà phê

  • Tuyến trùng trên cây cà phê thuộc nhóm nội ký sinh nhưng lại không tạo u sưng. Bộ rễ tơ bị thối rữa và chết dần ở chóp rễ, cây không hút được nước và chất dinh dưỡng nữa nên héo dần và chết. Cây cà phê có biểu hiện vàng lá do bộ rễ lớn và chết chậm hơn cây non.

  • Tuyến trùng gây hại quanh năm, nhưng khoảng thời gian từ đầu mùa mưa đến giữa mùa mưa là thời điểm chúng phát triển mạnh nhất. Khi độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. Vòng đời trung bình của tuyến trùng là 40-60 ngày. Tuy nhiên, trứng có thể sống trong đất quanh năm. 

 

    2. Tuyến trùng gây hại trên cây lúa

    • Tuyến trùng hại lúa bằng cách chui vào rễ từ khi gieo hạt và có thể hình thành u rễ rất sớm (từ 5 ngày sau khi gieo). Lúa khoảng một tháng tuổi thường bị tuyến trùng tấn công khi đất có nguồn bệnh. Khi bị nhiễm bệnh cây lúa nhỏ dần, lá úa vàng, chậm lớn.

    • Khi nhổ lên, rễ vẫn còn màu trắng nhưng ngắn lại, u phát triển nhiều nơi trên rễ hoặc ở ngọn rễ, nơi có ổ tuyến trùng bị phù nề tạo thành các u từ 1 - 2 mm.

    • Tuyến trùng sống trong đất và gây hại cho rễ nên thường khó phát hiện. Khi cây lúa có biểu hiện bệnh trên thân và lá thì bị hại nặng, khó phòng trừ.

    III. Biện Pháp Quản Lý Tuyến Trùng Hiệu Quả

    1. Biện pháp canh tác khoa học

    • Chọn giống cây trồng có khả năng kháng bệnh, chịu đựng tốt với thời tiết.

    • Áp dụng luân canh các loại cây trồng để hạn chế sự phát triển của tuyến trùng gây bệnh.

    • Khi làm đất trồng trọt, không nên làm hết cỏ trong vườn, việc này giúp phân tán mật độ tuyến trùng tấn công cây trồng.

    • Cần nhanh chóng tiêu hủy những cây bị bệnh và làm sạch đất nơi cây bị tuyến trùng phá hại, đồng thời bón vôi cho đất bị tuyến trùng gây hại để tiêu diệt tuyến trùng còn sót lại trong đất.

    • Thường xuyên kiểm tra vườn giúp phát hiện bệnh sớm nhất và kịp thời xử lý.

    2. Biện pháp phun thuốc đặc trị

    • Sử dụng một số loại thuốc diệt tuyến trùng đặc trị như vệ sinh gốc cây bằng Tervigo 20SC hoặc sử dụng hỗn hợp Agrispon và Sincosin mỗi tháng một lần.

    • Khi dùng thuốc đặc trị tuyến trùng, bà con áp dụng theo hai cách:

    Phương pháp đầu tiên: là hòa tan hóa chất vào nước và phun hoặc tưới vào gốc cây
    phương pháp thứ hai là bón phân bằng cách trộn hóa chất và phân hữu cơ rồi bón cho cây.
    • Phun thuốc đặc trị tuyến trùng có thể thấy được nhanh hiệu quả lập tức cho cây trồng. Nhưng tác hại của thuốc hóa học đối với cơ thể con người và môi trường xung quanh xảy ra khi sử dụng không đúng các tiêu chuẩn quy định là điều rất đáng lo lắng.

      Đối với sức khỏe con người: sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ngộ độc cấp tính: bỏng mắt, tổn thương da, hệ thần kinh...
      Đối với môi trường xung quanh: thuốc trừ sâu có thể giết cả côn trùng và động vật có lợi, làm thay đổi sự cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái, và gây ô nhiễm đất, nước và không khí.

        3. Biện pháp xử lý bằng chế phẩm sinh học

        Tưới bằng chế phẩm sinh học NEMA - Tiêu diệt tuyến trùng hại rễ định kỳ từ 2 - 3 lần một năm để gia tăng mức độ hiệu quả.

        Thành phần:

        • Vi sinh tổng hợp: Paecilomyces spp., Verticillium spp., Trichoderma spp., ....................... 1x10^8 CFU/g

        • Phụ gia đặc biệt.

        Công dụng nema phục hồi rễ cho cây trồng:

        • Tung mạng lưới săn bắt tuyến trùng tại vùng quanh bộ rễ.

        • Duy trì sự cân bằng lành mạnh của các vi khuẩn có lợi trong đất.

        • Giúp bộ rễ phát triển khỏe mạnh, dài và sâu hơn.

        • Ngăn ngừa hiện tượng vàng lá, rụng lá do tuyến trùng gây tổn thương hệ thống rễ.

        • Giải pháp tối ưu khi dùng để điều trị các loại đất trồng đã có lịch sử bệnh tuyến trùng.


        Hướng dẫn sử dụng Nema:

        • Tưới gốc: pha 500g với 200 lít nước, tưới 4-6 lít/gốc

        • Rải gốc: 500g sản phẩm trộn chung với các loại phân bón (NPK, phân vi sinh, phân chuồng,...)


        Lưu ý:

        • Mùa khô nên tưới ẩm đất trước rồi tưới sản phẩm sau.

        • Sau 7 - 10 ngày sử dụng mới dùng thuốc BVTV hóa học tưới gốc.

        Bài viết liên quan
        Đăng bình luận
        Đăng ký
        Thanh toán
        Giỏ hàng
        Đóng
        Quay lại
        Tài khoản
        Đóng