LÀM SAO CHO CÂY LÚA KHỎE MẠNH?
0 Bình luận

Trồng lúa là một trong những ngành nghề lâu đời ở nước ta. Bà con nông dân người nào cũng mong mỏi sẽ có mùa vụ thuận lợi, không bị dịch bệnh hoành hành để đạt năng suất lúa chất lượng nhất. Tuy nhiên, để cây lúa phát triển khỏe mạnh và toàn diện cần phải có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố. Vì vậy, thông qua bài dưới đây hãy cùng công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh tìm hiểu những thông tin giúp cho cây luôn đạt chuẩn, đem lại lợi ích kinh tế lớn.

1. Bổ Sung Dinh Dưỡng Phù Hợp Để Cây Lúa Phát Triển Khỏe Mạnh

Lúa gạo là cây lương thực chính đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực ở nhiều nước trên thế giới. Đây là một loại cây trồng rất đỗi quen thuộc với người dân nước ta, cây lúa được trồng trên khắp cả nước. Đặc biệt điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở nước ta rất thuận lợi cho việc trồng lúa.

Những cánh đồng xanh tốt, đủ số chồi sống ở giai đoạn đẻ nhánh, trổ bông, chắc hạt khi thu hoạch luôn là mục tiêu của bà con nông dân. Thế nên, bà còn phải bổ sung dinh dưỡng và các chất hỗ trợ một cách phù hợp để cây lúa khỏe, cho đòng to, bông lớn, hạt sáng và cứng cáp để hạn chế đổ ngã.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa hay nói cách dễ hiểu là tất cả những chất dinh dưỡng cần thiết để cung cấp và nuôi dưỡng cho cây lúa từ lúc gieo mầm cho đến khi thu hoạch. Các thành phần dinh dưỡng khoáng chất chủ yếu mà cây lúa phải được hấp thu, đó là đạm, lân, kali và một số thành phần khác.

Trong phân bón chứa đựng các thành phần dinh dưỡng dành cho quá trình sống ở cây lúa. Mỗi thành phần dinh dưỡng đóng vai trò khác nhau đối với sự sinh trưởng của cây lúa nói riêng và toàn thể cây trồng nói chung. Theo nghiên cứu, việc bổ sung dinh dưỡng cũng có những công thức bón phân khác nhau bởi vì tùy vào từng thời điểm, từng loại giống, điều kiện khí hậu, điều kiện địa phương... mà lượng phân bón cung cấp sẽ được điều chỉnh.

Từ đầu mỗi vụ, bà con phải đưa ra kế hoạch canh tác cụ thể từ việc chọn giống, mật độ giữa các cây và xử lý giống sao cho hợp lý. Cụ thể, khi bước vào giai đoạn nuôi hạt đến thu hoạch là lúc rễ lúa phát triển kém. Bổ sung chất dinh dưỡng qua gốc rễ làm cho cây lúa khó chuyển hóa dinh dưỡng mà cung cấp thông qua bộ lá đòng. Khi lá đòng phát triển tốt, quang hợp tạo tinh bột sẽ tự động được duy trì.

2. Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lúa Khỏe Mạnh

a) Kỹ thuật trồng lúa

Làm đất trồng:

ruộng đồng cần được xử lý sạch sẽ, nhổ bỏ hết cỏ dại, xử lý các tàn dư làm ảnh hưởng đất của mùa vụ trước. Đối với từng thời điểm mùa vụ có cách chuẩn bị đất phù hợp để cây lúa phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh:

+ Vụ đông xuân: dọn dẹp sạch cỏ, bùn lầy và san bằng mặt ruộng bằng máy cày có bộ phận trang phẳng mặt ruộng.

+ Vụ hè thu: cày đất từ độ sâu 15-20cm, sau đó phơi ải khoảng 1 tháng. Bừa, trục và làm phẳng mặt ruộng bằng máy cày.

Chọn giống lúa:

là yếu tố quyết định trực tiếp đến giá trị hạt lúa vào cuối mùa vụ. Cần chọn những giống lúa tốt, sạch bệnh, năng suất, chất lượng cao, thích nghi với điều kiện của từng địa phương, có khả năng chống chịu được sâu bệnh và mua giống lúa từ các cơ sở uy tín.

Thời điểm gieo trồng:

+ Tại đồng bằng sông Hồng: có hai vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa. Vụ lúa chiêm xuân gieo cấy vào từ cuối tháng 11 đến tầm tháng 5 năm sau có thể thu hoạch. Thời tiết mùa này lạnh và khô, khuyến khích chọn giống có khả năng chịu lạnh rét và cấp nước đầy đủ cho ruộng. Còn vụ lúa mùa bắt đầu cuối tháng 5 và thu hoạch giữa tháng 11.

+ Tại đồng bằng sông Cửu Long: bao gồm hai vụ chính là vụ chiêm và vụ mùa, thêm một vụ hè thu. Vụ chiêm rơi vào cuối tháng 11 và thu hoạch đầu tháng 4 năm sau. Khoảng thời gian gieo trồng ngắn hơn vụ đông xuân ở đồng bằng sông Hồng nên lựa chọn giống có thời gian sinh trưởng ngắn để canh tác. Vụ mùa thường rơi vào tháng 5,6 và thu hoạch cuối tháng 11, thời điểm này có mưa nhiều nên chọn giống chịu ẩm, chịu được mức nước sâu. Vụ hè thu thì gieo sạ vào tháng 4 và thu hoạch cuối tháng 8 phải chọn giống lúa ngắn ngày.

Kỹ thuật tưới nước cho cây lúa: thời điểm sau cấy nên để lớp nước nông tầm 3-5 cm cho lúa bén rễ, hồi xanh và khi bước vào giai đoạn đẻ nhánh khỏe hơn. Khi thời tiết nắng nóng thì không để mực nước quá cao làm cây yếu và gãy.

Kỹ thuật phân bón cho cây lúa: có sự cân đối khi bón phân đạm, lân và kali, cần bón đúng liều lượng để không dư thừa hoặc thiếu làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của lúa. Và phải bón đúng thời điểm giúp cây hấp thu tốt, nếu bón muộn quá cây sẽ phát triển mạnh về thân lá ở giai đoạn sau.

b) Phương pháp chăm sóc lúa giai đoạn trổ bông

Giai đoạn trổ bông quyết định lớn đến năng suất khi thu hoạch của cây lúa. Khi thấy dấu hiệu bất thường cần nhờ đến sự hỗ trợ của các kỹ sư nông nghiệp để cây trồng được cải thiện trong quá trình tạo hạt, tạo hạt chắc với trọng lượng tốt.

Kiểm soát lượng nước phù hợp, chú ý tới việc phân bón vào giai đoạn này để tăng cường lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây, từ đó quá trình trổ bông được diễn ra thuận lợi, cơ sở để thu hoạch đạt năng suất cao.

Chú ý phòng ngừa sâu bệnh hại ở hầu hết các giai đoạn của cây lúa, phải thăm đồng ruộng thường xuyên để khi sâu bệnh tấn công kịp thời xử lý. Khi thời tiết ẩm ướt, cường độ ánh sáng ít, sương mù nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh dễ dàng xâm nhập vào cây lúa. Vì vậy khi canh tác, bà con cần chú ý tới việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng liều lượng để xử lý sâu bệnh được tốt hơn.

3. Biện Pháp Hỗ Trợ Cho Cây Lúa Khỏe Mạnh - Chế Phẩm Sinh Học Nano Chitosan

Trước kia, bà con thường nghĩ cứ bón nhiều phân là tốt cho cây. Nhưng hiện nay, ở thời đại 4.0 có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ cho sự phát triển của cây và không ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe. Chế phẩm sinh học Nano Chitosan là một trong số những thuốc hỗ trợ kích thích cây lúa phát triển khỏe mạnh, loại bỏ được tình trạng nấm bệnh gây hại nhằm đem lại hiệu suất cao, đồng thời điều hòa sự sinh trưởng ở cây lúa. Chế phẩm sinh học nano chitosan kích thích cây trồng ra rễ đẻ nhánh tăng chồi.

Thành phần:

Chitosan: 1.000ppm, pH: 4-6.5, tỷ trọng 1-1.05

Công dụng:

+ Ra rễ khỏe, đẻ nhánh mạnh

+ Giúp cứng cáp, đứng lá, chống đổ ngã

+ Trổ thoát, chắc hạt, chống lem lép hạt

+ Phòng ngừa các loại sâu, bệnh trên lúa

+ An toàn sinh học, hiệu quả kinh tế cao

Cách dùng:

+ 15ml/16 lít nước: sau gieo sạ 12 ngày

+ 20ml/16 lít nước: thời kỳ lúa đẻ nhánh, thời kỳ trước và sau trổ.

*Lưu ý: sản phẩm sử dụng được cho các loại cây trồng khác, có thể pha chung với các thuốc bảo vệ thực vật và phân bón khác.

Hướng dẫn bảo quản: bảo quản trong bao bì kín, nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

Bài viết liên quan
Đăng bình luận
Thanh toán
Giỏ hàng
Đóng
Quay lại
Tài khoản
Đóng