KHẮC PHỤC BỆNH HÉO XANH CÂY CÀ CHUA
0 Bình luận

Bệnh héo xanh cây cà chua là một trong những bệnh phổ biến trên thế giới, khu vực vùng nhiệt đới thì bệnh càng phát triển mạnh và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thương phẩm. Bài viết này, công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh đề cập đến những thông tin về bệnh héo xanh đặc trưng trên cây cà chua và giải pháp xử lý phòng ngừa bệnh héo xanh tốt nhất.

I. Tìm Hiểu Bệnh Héo Xanh

1. Nguyên nhân bệnh héo xanh

* Héo xanh cà chua do vi khuẩn

Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây hại và khó phát hiện được cho đến khi cây trồng chết đi. Khi chúng đã xâm nhập sâu vào làm hư bó mạch và phá hủy các tế bào khiến chất dinh dưỡng không còn được vận chuyển cung cấp cho cây. Bạn chỉ có thể nhận ra bệnh khi cuống bên trong có màu sẫm, chảy nước và bị rỗng.

* Héo xanh cà chua do nấm

Nấm Verticillium hoặc nấm Fusarium là hai loại nấm gây ra bệnh héo xanh trên cà chua, lúc này cây sẽ héo xanh và chết nhanh. Sự xâm nhập của chúng làm tắc nghẽn hệ thống mạch tế bào trong cà chua và từ đó không thể vận chuyển các chất dinh dưỡng đi nuôi cây.

Bệnh do nấm khó có thể điều trị được, vì thế khi thấy tình trạng héo xanh đều mang đi vứt bỏ ngay lập tức. Vị trí cây trồng đã nhiễm bệnh không trồng lại được cà chua trong ít nhất 1 năm.

* Héo xanh héo rũ do tưới nước quá nhiều và thường xuyên

Đây là nguyên nhân thường thấy của bệnh héo xanh bởi bà con nghĩ tưới nhiều nước sẽ tốt cho cây nhưng nào ngờ rằng làm như vậy cây sẽ tích trữ nước thường xuyên và đến một mức tối đa cây mất khả năng hấp thụ nước rồi dẫn đến sự héo xanh. Vậy nên trước tiên, bà con nên cân đối lại việc tưới nước, cần tưới đúng cách và đúng liều lượng cho cây cà chua của mình.

2. Triệu chứng của bệnh héo xanh cây cà chua

Bệnh héo xanh cây cà chua diễn biến ở tất cả giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng thường thấy vào giai đoạn ra hoa kết trái.

Vào buổi sáng, cà chua xanh tươi và đột ngột héo đi, càng về buổi chiều cây càng héo hơn. Vào ban đêm và đầu buổi sáng, cây xanh lại khi bệnh còn nhẹ, nhưng cây sẽ chết héo luôn khi bị nặng.

Và 4 biểu hiện bệnh héo xanh cây cà chua mà bạn dễ phát hiện:

+ Phần ngọn đột nhiên héo rũ xuống dù các bộ phận khác vẫn đang phát triển bình thường.

+ Sau khi phần ngọn héo rũ xuống thì các chồi lá phía dưới cũng bắt đầu héo rồi rũ xuống dần theo. Xuất phát rõ nhất trên các nhánh, héo dần rồi lan hết cả cây.

+ Lớp vỏ thân bị sần sùi ở phần gốc sau khi ngọn cây bị héo.

+ Bộ rễ bị sũng nước, có màu nâu thì cắt một đoạn rễ hoặc thân héo xanh và cho vào cốc nước sạch, thấy có dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra, đó là dấu hiệu cây đã nhiễm bệnh héo xanh.

Từ các nguồn lây như đất, nước, côn trùng... thông qua vết thương xâm nhập vào cây cà chua thì chúng tấn công vào các tế bào mạch gỗ, mạch rây làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, vận chuyển nước dẫn đến cây héo rồi rũ.

Vì vậy cây cà chua khi nhiễm bệnh này sẽ bị héo phần ngọn sinh trưởng, sau đó các bộ phận khác của cây héo và chuyển sang màu xanh rất nhanh (trong vòng 2-3 ngày sau héo ngọn) được gọi là hiện tượng đột tử (vì cây đang bình thường tự nhiên héo xanh chỉ trong vài ngày).

II. Biện Pháp Phòng Và Trị Bệnh Héo Xanh Cây Cà Chua

1. Phòng bệnh héo xanh cây cà chua

- Lựa chọn giống cà chua kháng bệnh héo xanh để đảm bảo cây không nhiễm bệnh nên xử lý hạt trước khi ươm bằng cách ngâm trong nhiệt độ khoảng 50 độ C trong 25 phút.

- Luân canh, xen canh cây trồng giúp hạn chế mầm bệnh của mùa vụ trước. Không nên trong liên tiếp 2 vụ cà chua trên cùng một mảnh đất.

- Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ sau mỗi mùa vụ bằng cách nhổ cỏ dại, tiêu hủy tất cả tàn dư đã nhiễm bệnh.

- Trồng với mật độ thích hợp, tránh rậm rạp để vườn thông thoáng.

- Không trồng cây vào vị trí trũng (thấp) trên luống để cây không bị chết úng khi đọng nước.

2. Trị bệnh héo xanh cây cà chua

* Sử dụng thuốc hóa học

Bệnh héo xanh cà chua thường diễn biến đột ngột và xảy ra trong thời gian ngắn. Vì vậy để giải quyết nhanh lẹ bệnh bà con có thể sử dụng thuốc đặc trị như Kamsu 2SL, Kansui 21.2WP, Kasagen 250WP... giúp hỗ trợ bệnh không lây lan toàn mảnh vườn trồng. Sử dụng thuốc hóa học sẽ thấy hiệu quả tức thời nhưng lại ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường xung quanh nên chỉ thực sự dùng khi bệnh quá nặng.

* Xử lý bằng chế phẩm sinh học fugi

Chế phẩm sinh học Fugi của công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh héo xanh cây cà chua. Sản phẩm áp dụng dây chuyền kỹ thuật tiên tiến và các thành phần vi sinh vật hữu ích cho ức chế mầm bệnh, cây khỏe, tăng sức đề kháng với sâu - nấm bệnh hại.

Thành phần sản phẩm

+Trichoderma spp; Chaetomium spp ………1.5x10^6;

+ Phụ gia đặc biệt

Công dụng sản phẩm Fugi

+ Phòng ngừa và điều trị các bệnh hại (thán thư, thối trái, héo xanh, gỉ sắt, sương mai, nấm hồng) gây ra trên cây trồng.

+ Có hiệu lực lâu dài, không gây phản kháng thuốc.

+ Tăng cường, bảo vệ cây trồng trong những thời tiết bất lợi và dịch hại bùng phát.

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm Fugi phòng trừ bệnh thán thư thối trái

Cây trồng: cây ngắn ngày (Dưa, bầu, bí, cà chua, ớt, rau, đậu....)

Liều dùng:

+ Trị bệnh: 30g sản phẩm hòa cho 15 -18 lít nước phun đều lên lá, cành, thân, gốc.

+ Phòng bệnh: 30g sản phẩm pha 20 – 25 lít nước phun đều lên lá, cành, thân, gốc.

Cách sử dụng:

+ Đối với cây bị bệnh phun 2-3 lần mỗi lần cách nhau 5 -7 ngày.

+ Định kỳ 15 – 20 ngày phun một lần để phòng bệnh cho cây.

Lưu ý khi sử dụng

+ Bảo quản nơi khô ráo, tránh sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

+ Sử dụng đúng liều lượng để phát huy tính hiệu quả nhất.

+ Có thể sử dụng kết hợp chung các thuốc bảo vệ thực vật khác.

Bài viết liên quan
Đăng bình luận
Thanh toán
Giỏ hàng
Đóng
Quay lại
Tài khoản
Đóng