GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CÂY TRỒNG KHI BỊ TUYẾN TRÙNG
0 Bình luận

Tuyến trùng hiện nay sinh trưởng nhanh và gây hại trên nhiều diện tích đất, xuất hiện ở những loài cây khác nhau từ cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa màu, rau củ. Nhưng thực tế bà con nông dân vẫn chưa nắm rõ được nguồn gốc và đặc điểm gây hại của loài tuyến trùng này nên còn nhiều bỡ ngỡ. Công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh sẽ giải đáp cho bà con về giải pháp khắc phục hiệu quả loài dịch hại tuyến trùng.

1. Tuyến Trùng Là Gì?

Tuyến trùng là động vật không xương sống, chúng tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau nên cũng đa dạng về giống loài. Chúng được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1745. Loài động vật đặc biệt này được phát hiện bởi nhà khoa học F. Needham. Khi quan sát các hạt lúa mì dưới kính hiển vi, ông bất ngờ phát hiện ra rằng các sinh vật giống giun đang hoạt động trong các phần bị biến dạng của gạo.

Kích thước của chúng rất bé, bà con chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi. Trong nông nghiệp, tuyến trùng được phân làm hai loại: tuyến trùng có ích và tuyến trùng gây hại. Chúng thường ký sinh ở tế bào cây trồng, hút, chích và bơm những chất độc vào bên trong rễ. Từ đó làm rễ bị tắc nghẽn, chất dinh dưỡng không thể hấp thụ, phình to tạo ra các khối u sần.

2. Đặc Điểm Của Tuyến Trùng

Quá trình sinh sản của tuyến trùng diễn ra sôi nổi khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết ẩm ướt, kết cấu rễ, số lượng rễ, độ pH phù hợp. Lúc này tuyến trùng cái có thể đẻ cả ngàn trứng được chứa trong túi trứng.

Dựa vào hình thức ký sinh, người ta chia tuyến trùng thành 3 nhóm:

+ Nội ký sinh: những tuyến trùng nằm sâu bên trong và hút chích các tế bào ở rễ, làm cho rễ trương phình, có các nốt u sần nên còn gọi là tuyến trùng nốt sần.

+ Ngoại ký sinh: di chuyển ở bên ngoài môi trường đất và nước, khi cần thiết sẽ đưa kim chích vào rễ nhưng không chui vào bên trong rễ.

+ Bán nội ký sinh: có phần đầu chui vào trong rễ, nửa phần còn lại vẫn ở bên ngoài đất, nước.

Tuyến trùng không thể nhận ra bằng mắt thường nên việc phát hiện rất khó khăn. Khi chúng đã sống quá lâu trong cây trồng thì bắt đầu có những dấu hiệu như trên rễ có những khối u sần, lúc này bà con đào rễ lên và thấy quá muộn vì rễ có mùi thối.

Chúng không làm cây chết đi nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây, cây thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến héo úa, còi cọc. Trường hợp trên cây có vết thương thì càng như "mở đường" cho virus, vi khuẩn xâm nhập, khả năng phát tán bệnh cao hơn.

3. Cách Phòng Ngừa Tuyến Trùng Gây Hại Cho Cây Hiệu Quả

a. Phương pháp canh tác

Canh tác hợp lý và khoa học hỗ trợ hạn chế sự hình thành của tuyến trùng, bao gồm các công việc như làm đất, chọn giống, luân canh cây trồng...

Trong phương pháp này, việc chọn giống đóng vai trò quan trọng, ưu tiên chọn giống sạch bệnh và có khả năng chịu bệnh tốt.

Làm đất canh tác thì bà con nên giữ cỏ trong vườn lại, vì đây được cho là mẹo giúp phân tán mật độ tuyến trùng xâm nhập đến cây trồng mục tiêu. Cỏ dại không phải gây hại hoàn toàn, mà nhiều loại cỏ bản địa mang những vi sinh vật, hoạt chất đối kháng hỗ trợ lúa tiêu diệt mầm bệnh.

Luân canh, xen canh cây trồng mục đích tiêu hủy các tàn dư mầm bệnh của mùa vụ trước, hỗ trợ cây thoát nước. Sử dụng phân bón cân đối để đảm bảo đất trồng đã hoai mục, kiểm tra độ pH định lý và thăm vườn thường xuyên. 

b. Biện pháp vật lý

Ở môi trường có nhiệt độ khoảng 600 độ C trở lên tuyến trùng thường nhạy cảm và khó sinh sôi nảy nở hơn. Khi áp dụng biện pháp xử lý nhiệt mang đến hiệu quả cao nhưng chi phí đắt và thời gian khá dài.

c. Sử dụng thuốc hóa học

Tình trạng tuyến trùng diễn biến phức tạp và lây lan khắp ruộng vườn thì xử lý bằng thuốc hóa học là một trong những giải pháp hữu ích nhất. Nhưng bà con nên nhớ không nên dùng thuốc khi cây đã ra hoa kết quả vì thành phần của thuốc rất độc hại và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sau 10 - 15 ngày bón các loại phân vi sinh bổ sung vi sinh vật có ích, kết hợp với các hoạt chất sinh học cho đất định kỳ 15 - 30 ngày/ lần để ngăn ngừa hiệu quả.

Một số loại thuốc đặc trị dành cho tuyến trùng phổ biến như: Tervigo 20g, Agrispon, Nokaph, Vimoca, Mocap,... nên dùng đúng liều lượng và theo chỉ định của các cơ quan.

Thuốc hóa học có nguồn gốc từ các chất độc hại giúp tiêu diệt mầm bệnh hầu như là tức thời nhưng lại ảnh hưởng xấu đến đến sức khỏe con người, các loại thiên địch có lợi, ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, trong vài năm trở lại đây với tiêu chí thân thiện với môi trường nên bà con nông dân cũng dần chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học. 

d. Xử lý sinh học

- Tưới phòng chế phẩm sinh học NEMA - Tiêu diệt tuyến trùng hại rễ định kỳ từ 2 - 3 lần một năm để gia tăng mức độ hiệu quả. Sản phẩm gồm các thành phần vi sinh vật đối kháng và có lợi nên hỗ trợ ức chế sự lây lan của tuyến trùng và phòng ngừa bệnh tốt.

- Thành phần NEMA Phục hồi cây trồng:

+ Vi sinh tổng hợp: Paecilomyces spp., Verticillium spp., Trichoderma spp.,....................... 1x10^8 CFU/g

+ Phụ gia đặc biệt.

- Công dụng:

+ Tung mạng lưới săn bắt tuyến trùng tại vùng quanh bộ rễ. Tiêu diệt trứng và ức chế sinh sản của tuyến trùng hại rễ.

+ Duy trì sự cân bằng lành mạnh của các vi khuẩn có lợi trong đất.

+ Giúp bộ rễ phát triển khỏe mạnh, dài và sâu hơn.

+ Ngăn ngừa hiện tượng vàng lá, rụng lá do tuyến trùng gây tổn thương hệ thống rễ.

+ Giải pháp tối ưu khi dùng để điều trị các loại đất trồng đã có lịch sử bệnh tuyến trùng.

- Hướng dẫn sử dụng NEMA - Phục hồi cây trồng:

+ Tưới gốc: pha 500g với 200 lít nước, tưới 4-6 lít/gốc

+ Rải gốc: 500g sản phẩm trộn chung với các loại phân bón (NPK, phân vi sinh, phân chuồng,...)

- Lưu ý:

+ Mùa khô nên tưới ẩm đất trước rồi tưới sản phẩm sau.

+ Sau 7 - 10 ngày sử dụng mới dùng thuốc BVTV hóa học tưới gốc.

Bài viết liên quan
Đăng bình luận
Thanh toán
Giỏ hàng
Đóng
Quay lại
Tài khoản
Đóng