Giải pháp hạ phèn nhanh nhất cho lúa bà con không nên bỏ qua
0 Bình luận

Khác với các loại bệnh do nấm hay vi khuẩn gây ra, bệnh héo rũ lúa do nhiễm phèn được gọi là bệnh sinh lý. Để giảm thiểu thiệt hại, bà con nông dân cần có sự kết hợp nhiều biện pháp kịp thời để giảm thiểu thiệt hại.

Biết được những hư hại và tổn thất do lúa bị nhiễm phèn đã làm bà con lo lắng rất nhiều. Nên ở bài viết này Công Nghệ Xanh sẽ cùng bà con tìm ra những nguyên nhân lúa bị nhiễm phèn để có thể giới thiệu đến bà con những giải pháp hạ phèn tốt nhất.

1. Dấu hiệu nhận biết lúa bị nhiễm phèn

Khi ngộ độc phèn cây lúa có các triệu chứng: Những đốm nâu xuất hiện trên những chiếc lá già màu vàng nhạt, sau đó lá chuyển sang màu nâu, bầm tím, vàng hoặc cam.

Bị ngộ độc nặng toàn bộ lá chuyển sang màu nâu, lá già chết nhanh, cây lúa suy yếu rồi chết, cây lúa lùn và ra hoa rất kém.

Nếu khi bà con nhổ rễ lên thấy chúng có màu nâu sẫm và xoắn lại. Đây là điều làm hạn chế sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cây lúa và làm chậm sự phát triển của chúng. Nếu để tình trạng này kéo dài lúa sẽ yếu và chết.

Biểu hiện lúa bị nhiễm phèn

2. Nguyên nhân lúa bị nhiễm phèn

Khi điều kiện nhiệt độ cao kéo dài, tầng đất chứa nhân tố sinh phèn dễ bị oxy hóa gây hiện tượng phèn hóa, kìm hãm sinh trưởng của cây lúa trên đất cát. , tầng nuôi cấy mỏng.

Phần lớn ĐBSCL có tầng phèn tiềm tàng hay gọi tầng sinh phèn. Hàm lượng phèn nhiều hay ít phụ thuộc vào độ nông, sâu của tầng phèn.

Nếu lớp phèn sâu, dụ hơn 1-2m dưới mặt đất, luôn được giữ trong một tầng chứa nước (tầng nước ngầm) nên không có hiện tượng xì phèn.

Còn đối với ruộng nơi tầng sinh phèn nông , tức chỉ cách lớp đất mặt 20-30cm, khi đất khô mực nước ngầm bị rút xuống sâu hơn vào tầng sinh phèn, không khí lọt vào làm chất sinh phèn hoạt động xì lên trên bề mặt.

Phèn hòa trộn với nước (nước mưa hoặc nước máy bơm) tạo thành nước phèn tính axit cao với độ pH dưới 4. Rễ lúa gặp khi nước chua sẽ không hấp thụ được đạm.

3. Các biện pháp hạ phèn 

3.1. Biện pháp thủ công

Thực hiện cày ải

  • Biện pháp này chỉ áp dụng cho đất chua nhẹ, trung bình. Xới đất có tác dụng ngăn chặn các mao dẫn phèn từ dưới lên trên bề mặt, hạn chế quá trình tiếp xúc oxy với chất sinh phèn phía dưới tầng đất mặt.
  • Không cày ải trên đất có độ chua cao (pH < 3,5). Trong quá trình gieo rạ, nhất là vụ hè thu, nên xới đất trong vòng 10 cm, tránh chạm vào tầng sinh phèn để tránh phèn ngấm vào đất gây hại lúa non.
  • Trên từng thửa ruộng cần trang phẳng mặt ruộng vì chỗ trũng thường hay bị nhiễm phèn và giúp lúa mọc và phát triển đồng đều.

    Cải tạo đất phèn

    Sử dụng nước ngọt để rửa phèn

    • Nước ngọt đóng vai trò rửa phèn quan trọng nhất. Sử dụng sóng triều dâng để tưới ruộng dẫn phèn vào kênh, trên mặt ruộng luôn một lớp nước mới để kiềm phèn. Ruộng lúa không được khô héo. 
    • Tận dụng những cơn mưa lớn để rút hết nước từ các cánh đồng làm một nơi mới để thu thập nước mưa. Mưa lớn liên tục sẽ làm giảm lượng phèn đáng kể trong đất và nước.
    • Đối với toàn bộ cánh đồng từng thửa ruộng bà con cần phải xây dựng tốt hệ thống thủy lợi nội đồng để dẫn nguồn nước ngọt phục vụ  cho tưới tiêu khi cần thiết tiêu thoát nước tốt khi lấy nước. Mỗi ruộng cần đào rãnh quanh ruộng để chủ động nước tưới, thoát nước dễ dàng nếu ruộng bị nhiễm phèn.

    Lựa chọn giống tốt

    Sử dụng các loại giống lúa có khả năng chống chịu phèn như OMCS2000, OM3536, VND95-20, OM4900…

    3.2. Biện pháp hóa học

    Sử dụng sản phẩm hóa học có chứa các hoạt chất: MgO, Zn,...

    Lưu ý: Những hoạt chất khử phèn khi đi vào cơ thể con người có thể gây ngộ độc. Ngoài ra, các hoạt chất này còn có tác động xấu lên môi trường và vi sinh vật có lợi cho đất.

    3.3. Biện pháp sinh học

    Sử dụng chế phẩm sinh học Lân ORGANIC - CNX.

    Là một sản phẩm được sản xuất hoàn toàn bằng các thành phần hữu cơ không tồn dư trong cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại cho người sử dụng.

    Phân bón lá  Lân ORGANIC cung cấp hàm lượng lân hữu cơ cao rất  cần thiết trong thời gian sinh trưởng giai đoạn đầu của cây lúa để xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và số lượng nhánh. Ngoài ra, còn cung cấp thêm:đa lượng hữu cơ như đạm 8%  kaly 5%  và các thành phần vi lượng cần thiết cho cây lúa thời kỳ đẻ nhánh như Kẽm, Đồng, Bo, Axit Humic, mangan, và các phụ gia đặc biệt khác giúp cây lúa hấp thụ dễ dàng qua lá.

     

    LÂN ORGANIC - CNX

    Với các thành phần:

    • N ts ( tổng số ) 8%
    • P2O5 HH ( hữu hiệu ) 5%
    • K2OHH ( hữu hiệu)  5%
    • C ( Axit Humic ) 1.5%
    • Mn 500ppm
    • Zn 500ppm
    • Cu  500ppm
    • B    200ppm

    Lợi ích của Lân ORGANIC – CNX mang lại

    • Kích thích cây ra nhiều rễ mới, dài rễ, khỏe rễ, nở bụi.
    • Rễ ăn sâu, bám đất tốt, chống đổ ngã.
    • Dưỡng cây lúa khỏe, xanh lá, đứng lá.
    • Đẻ nhánh mạnh, tăng số nhánh hữu hiệu, hạn chế nhánh vô hiệu..
    • Nhanh tạo đòng, to đòng, trổ bông đồng loạt.
    • Giải độc cho lúa bị ngộ độc phèn, mặn, chua.

    HDSD:  

    Cây Trồng

    Liều lượng

    Cách sử dụng 


    LÚA RAU MÀU


    Pha 25ml sản phẩm cho 20 – 25  lít nước phun đều lên bề mặt lá

    Có thể phun hoặc tưới định kỳ 7 -10 ngày / lần 

    Có thể pha chung với các loại thuốc BVTV và phân bón khác

    Bài viết liên quan
    Đăng bình luận
    Thanh toán
    Giỏ hàng
    Đóng
    Quay lại
    Tài khoản
    Đóng