GIẢI PHÁP BỀN VỮNG XỬ LÝ ĐẤT NHIỄM MẶN
0 Bình luận

Những năm gần đây, đất nhiễm mặn ở Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày một gia tăng. Điều này khiến đời sống bà con khu vực này ngày càng thêm khó khăn. Vậy làm thế nào để nhận biết đất bị nhiễm mặn và khắc phục triệt để tình trạng này? Hãy cũng Công Nghệ Xanh tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay nhé!

 

1. Hiểu đúng và nhận biết tình trạng đất bị nhiễm mặn

Đất nhiễm mặn là loại đất tích tụ nhiều muối hòa tan cao hơn mức bình thường có trong đất ( ≤ 1,5%). Đó là sự gia tăng natri, trong đó chủ yếu là NaCl (muối ăn) tích tụ trên bề mặt đất. 

Đất mặn là những loại đất có độ dẫn điện lớn hơn 4 dS/m ở 25oC (Richards 1954). Tương đương với nồng độ muối hòa tan khoảng 2,56 ‰ (cách tính tại Việt Nam.

Ngoài ra, đất bị nhiễm mặn là đất có các đặc điểm:

  • Có phản ứng trung tính hoặc kiềm.

  • Chứa các thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao: 50 – 60%.

  • Đất nghèo mùn, nghèo đạm.

  • Hệ vi sinh vật trong đất phát triển yếu.

  • Kết cấu đất rời rạc.

    2. Dấu hiệu cây trồng bị nhiễm mặn nặng

     

    • Do độ mặn của đất tăng cao đến mức sức hút của đất vượt quá sức hút của rễ nên cây không hút được nước từ ngoài vào trong. Dẫn đến việc cây bị thiếu nước nghiêm trọng.

    • Trong điều kiện đất mặn, các thực vật kém chịu mặn ngừng sinh trưởng do các chức năng sinh lý bị kìm hãm. Nồng độ muối càng cao thì kìm hãm sinh trưởng càng mạnh.

    • Trường hợp cây bị nhiễm mặn nặng, vượt quá khả năng chịu đựng, cây sẽ bị ngộ độc Natri Clorua, lá bị cháy, rụng và cây héo, chết dần. 

    • Khả năng chống chịu bệnh kém, cộng với hệ vi sinh vật có lợi trong đất bị giảm nhiều, nên cây thường dễ bị tấn công bởi nhiều loại nấm bệnh. 

      3. Biện pháp giúp xử lý đất nhiễm mặn 

       Thủy lợi là một biện pháp quan trọng, giúp các muối hòa tan như chloride, sulfate Na, Ca và Mg trong đất dễ dàng được rửa trôi, mà không làm tăng pH nhiều. Chỉ cần rửa với nước mưa, nước thủy lợi ngọt hoặc có chứa Na hàm lượng nhỏ.

       

      • Luân canh cây trồng để giảm thiểu thời gian bỏ trống.

      • Tránh tách sâu và lắng cặn để giảm thiểu sự thẩm thấu của nước.

      • Duy trì sự phì nhiêu, độ pH và cấu trúc đất để tăng năng suất cây trồng.

      • Sử dụng hệ thống thoát nước dưới bề mặt để thu thập và kiểm soát lượng nước.

        Mặc dù các biện pháp thuỷ lợi và canh tác trên có thể cải thiện được phần nào đất bị nhiễm mặn, tuy nhiên đây không phải giải pháp hữu hiệu. Về lâu về dài, chúng ta cần có các cách giải quyết bền vững hơn đó là hướng tới tăng cường sự thích nghi của cây trồng với hoàn cảnh.

        Vậy làm thế nào để cây vẫn sinh trưởng, phát triển và cho năng suất dù là ở đất có nồng độ muối cao? Công ty Công nghệ xanh đã cho ra một giải pháp vô cùng hữu hiệu mang tên: Phao cứu sinh.

        4. Phao cứu sinh CNX – giúp cây trồng tăng thích nghi với điều kiện mặn hiệu quả

         

        chế giúp cây tăng đề kháng với muối cao:

         

        • Trong sản phẩm có chứa một lượng vi sinh có ích cho đất như: Actinomyces spp., Saccharomyces cerevisiae, Bacillus subtilis…giúp cải thiện quá trình trao đổi nước, hút khoáng, thông mạch giúp cây sinh trưởng tốt hơn và ra rễ mạnh.

        • Lượng lân khó tan dưới tác động tích cực của VSV có lợi được phân giải thành P2O5, giúp cây trồng dễ hấp thụ hơn. Từ đó duy trì nồng độ lân trong đất, giúp quá trình phosphoryl diễn ra mạnh mẽ. Tạo nguồn năng lượng giúp cây trồng không bị ảnh hưởng khi đất bị nhiễm mặn.


          Cơ chế xử lý mặn và cải tạo phục hồi đất sau nhiễm mặn : Sản phẩm giúp trung hòa Natri clorua trong đất tạo ra độ pH ổn định hơn.

           

          Ưu điểm nổi bật của sản phẩm:

           

          • Hiệu quả xử lý và cải tạo đất nhiễm mặn chỉ trong 1 lần sử dụng, đã được kiểm chứng.

          • Đạt tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp bền vững: Do sản phẩm được sản xuất hoàn toàn bằng thành phần hữu cơ, áp dụng công nghệ sinh học nên trong quá trình chế biến, lưu hành và sử dụng không gây tồn dư hóa học, an toàn cho người, vật nuôi và môi trường.


            5. Kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng

             Sản phẩm được sử dụng cho nhiều loại cây trồng khác nhau như: cây ăn trái, cây rau màu, cây lúa,.. Chú ý sử dụng đúng theo liều lượng và hướng dẫn ghi trên bao bì để đạt hiệu quả cao nhất.

             

            • Cây ăn trái: Dùng 30 - 40ml sản phẩm hòa tan vào 20 lít nước. Tiến hành tưới kỹ dưới gốc và theo tán lá.

            • Cây lúa: Sử dụng 200ml sản phẩm cho 1000m2.

            • Cây rau màu: Hòa tan 30 - 40ml sản phẩm vào 20 lít nước. Tưới kỹ vào gốc và cách 7 - 10 ngày thì sử dụng lại.


            Ngoài ra đối với các loại đất có trình trạng bị nhiễm mặn thì ta tiến hành sử dụng sản phẩm như sau:

             

            • Đất bị nhiễm mặn nhẹ: 500ml sản phẩm dùng cho 2 công ruộng

            • Đất bị nhiễm mặn nặng: 1 lít sản phẩm sử dụng cho 2 công ruộng. Sử dụng liên tiếp 2 lần vào lúc trước gieo sạ và sau gieo sạ khoảng 3 - 5 ngày.

             

            Bài viết liên quan
            Đăng bình luận
            Thanh toán
            Giỏ hàng
            Đóng
            Quay lại
            Tài khoản
            Đóng