DINH DƯỠNG THIẾT YẾU CHO CÂY TRỒNG
0 Bình luận

 

Muốn cây phát triển tốt và hiệu quả, bà con cần hiểu rõ về quản lý dinh dưỡng trên cây trồng. Hôm nay, Công nghệ xanh sẽ cùng bà con tìm hiểu những nguyên tố và khoáng chất cần thiết cho cây.

 

Cây trồng cũng như cơ thể của con người, phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu thì cây mới phát triển được. Theo giáo trình dinh dưỡng cây trồng ( 2003) thì cây cần 16 nguyên tố thiết yếu  trong đó có 13 khoáng chất để phát triển. 

 

1. Cây trồng cần những nhóm nguyên tố dinh dưỡng nào?

 

 

 Nhóm nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng

 

Theo giáo trình dinh dưỡng cây trồng ( 2003) có 3 nhóm dinh dưỡng chính giúp cây phát triển. 

 

  • Nhóm dinh dưỡng đa lượng: Gồm Đạm (N), Lân (P), Kali (K),.. là những nguyên tố cây hấp thụ lượng lớn để phát triển.

  • Nhóm dinh dưỡng trung lượng: Canxi (Ca), Magie (Mg), Lưu Huỳnh (S),.. Cây cần một lượng vừa phải để phát triển.

  • Nhóm dinh dưỡng vi lượng: Gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Đồng (Cu), Bo (B), Molypden (Mo), Clo (Cl) … là những khoáng chất mà cây cần một lượng nhỏ hoặc rất nhỏ.

 

    2. Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự phát triển cây trồng

     

     

    Triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây trồng

    2.1 Nhóm đa lượng cần thiết cho cây trồng như thế nào?

     

    Đạm (N): Là dinh dưỡng thiết yếu cấu tạo nên diệp lục, Acid nucleic, Protein. Thúc đẩy cây sinh trưởng, phát triển và cải tạo chất lượng nông sản.

     

    • Cây thiếu Đạm: Bộ rễ của cây phát triển chậm, dẫn đến cành lá sinh trưởng yếu, lá thường nhỏ và dễ rụng. 

    • Cây dư (thừa) Đạm: Việc dư thừa khiến tốc độ sinh trưởng của cây tăng, thân và lá to nhưng yếu. Làm cây dễ ngã và bị sâu bệnh tấn công.

    Lân (P): Giúp cây trao đổi protein và năng lượng, là dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phân chia tế bào, kích thích rễ và hoa. Ngoài ra, đây là thành phần cấu tạo nên các acid nucleic, amino acid, protein, nhiễm sắc thể. 

     

    • Biểu hiện thiếu Lân: Rễ phát triển chậm, lá thường có màu tím đỏ, khả năng ra hoa và chất lượng trái kém.

    • Biểu hiện thừa Lân: Ít có biểu hiện rõ rệt, nhưng dễ làm cây thiếu đồng và kẽm khi bón quá nhiều.

      Kali (K): Giúp tăng khả năng quang hợp và chống rét trong thời kiện thời tiết bất lợi. Ngoài ra, còn giúp tổng hợp protein và hydrat carbon, điều chỉnh pH cây trồng. Giúp cải thiện chất lượng rau, củ, quả.

       

      • Bổ sung thiếu Kali: Khi lá cây thiếu chất này, úa vàng dọc mép lá, chóp là già thường chuyển sang màu nâu, dễ rụng. Cây còi cọc, dễ đổ, phát triển chậm.

      • Bổ sung dư Kali: Việc cây trồng thiếu kali thường khó nhận biết, với một số cây có múi thì quả sẽ dễ bị sần sùi.

        2.2. Nhóm trung lượng ảnh hưởng đến cây trồng như thế nào?

         

        Lưu huỳnh (S): Là thành phần cấu tạo nên các acid amin, amino acid tham gia vào quá trình trao đổi chất của các vitamin, Co enzyme. Tăng cường vững chắc cấu trúc của các protein.

         

        • Khi cây thiếu (S): Lá non từ màu xanh nhạt sang màu vàng hoặc vàng lợt. Thân cây khô cứng, nhỏ, làm ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và đâm chồi.

          Magiê (Mg): Có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, giúp chuyển hóa hydratcarbon và tổng hợp acid nucleic. Thúc đẩy quá trình vận chuyển và hấp thụ lân cho cây dễ dàng hơn. 

           

          • Bổ sung thiếu magie (Mg): Lá già xuất hiện vàng lá gân xanh, mép lá cong lên, thân yếu và dễ bị sâu bệnh tấn công.

          • Bổ sung thừa magie (Mg): Lá bị biến dạng theo hình xoắn, dễ bị rụng.

            Canxi (Ca): Có tác dụng quan trọng trong xây dựng cấu trúc tế bào cây, cầu nối giữa các thành phần hóa học với cây trồng.

             

            • Thiếu Canxi: Cây dễ bị chết ngọn, sinh trưởng kém, lá và đọt non dễ bị biến dạng và cong queo.

            • Khi cây thừa canxi: Không rõ triệu chứng, nhưng thường dẫn đến thiếu các vi lượng như: B, Mn, Zn, Cu, Fe,..

              2.3. Nhóm vi lượng ảnh hưởng đến cây trồng như thế nào?

               

              Sắt (Fe): Giúp cây duy trì và tổng hợp diệp lục. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa diệp lục tố.

               

              • Thiếu sắt(Fe): Lá non úa vàng, khi cây bị thiếu sắt nặng thì toàn bộ thịt và gân lá chuyển vàng và trắng nhợt.

              Kẽm (Zn): Ảnh hưởng đến sự tổng hợp acid acetic và protein. Ngoài ra, còn giúp tăng cường khả năng hấp thụ đạm và lân ở trong đất.

               

              • Thiếu kẽm(Zn): lá nhỏ, biến dạng, mọc đan xen nhau. Thời kỳ ra hoa đậu quả giảm mạnh, làm năng suất cây trồng giảm.

              Đồng(Cu): Tham gia vào tiến quá trình tổng hợp Vitamin A. Giúp cây tăng khả năng chống chịu các loại thời tiết khó khăn như: nóng, lạnh,..

               

              • Thiếu đồng(Cu): Thời kỳ phát triển hoa và quả bị hạn chế, trái thường xuất hiện những đốm nâu, khả năng chống chịu sâu bệnh kém.

              Mangan(Mn): Thúc đẩy quá trình phát triển và sinh trưởng của cây trồng, giúp chuyển hóa đạm và diệp lục tố.

               

              • Bổ sung thiếu Mangan(Mn): non bị úa vàng ở gân, xuất hiện đốm vàng và dẫn đến hoại tử. 

              Ngoài ra, còn nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng như: Đồng(Cu), Bo(B), Molypden (Mo), Clo (Cl),...

               

              3. Ảnh hưởng của sự thiếu hụt đa nguyên tố

               

              Sự thiếu hút nguyên tố đa vi lượng có thể xảy ra trong trường hợp đất thiếu dinh dưỡng, sâu hại gây bệnh làm bộ rễ không hút được chất. Ngoài ra, trong quá trình tăng trường, lượng phân được bón không cân đối. Nhiều bà con chỉ quan tâm bón phân đa lượng như: đạm, lân, kali,..mà quên đi các nguyên tố trung và vi lượng.

               

              Điều đầu tiên cần làm là quan sát cây trồng của bạn đang thiếu hụt dinh dưỡng nào, Vì chỉ khi hiểu cây bạn cần gì thì mới điều chỉnh được về lượng và loại khoáng chất cần thiết. Vì vậy, bón phân hợp lý và cân đối là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng và năng suất cây trồng.

               

              Hiều được tầm quan trọng của khoáng chất và các nguyên tố đa trung vi lượng. Công Nghệ Xanh giới thiệu đến bà con siêu dinh dưỡng cung cấp cho cây trông – A5 AMINO.

               

               

              Sản phẩm cung cấp nhiều nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng như: Mg, Zn, Cu, Ca,... Giúp cây phát triển toàn diện trong giai đoạn từ khi ra nụ đến khi thu hoạch trái. 

               

              A5 AMINO có nhiều công dụng tròng nhiều giai đoạn phát triển của cây trồng như: phát triển lá, sinh trưởng chồi, ra hoa, đậu quả,...

               

              • Sản phẩm giúp ra hoa nhiều, mập búp, to cuống, chống rụng trái non.

              • Cây lớn nhanh, to trái, thẳng trái, xóa lem.

              • Trái Chín đều, nặng ký, sáng bóng, đẹp mã.

                Dưới đây, Công Nghệ Xanh sẽ hướng dẫn bà con cách sử dụng sản phẩm siêu dinh dưỡng A5 AMINO sao cho hiệu quả nhất. Sản phẩm được sử dụng với nhiều loại cây trồng khác nhau như: cây rau màu, cây công nghiệp, cây có múi,...

                 

                • Pha 25ml sản phẩm Amino A5 vào 25 lít nước hoặc 500ml sản phẩm cho 400 - 600 lít nước, phun đều lên bề mặt lá.

                • Phun vào các giai đoạn phân hóa mầm hoa, nụ hoa và định kỳ nuôi trái.

                 

                 

                 

                 

                 

                 

                Bài viết liên quan
                Đăng bình luận
                Thanh toán
                Giỏ hàng
                Đóng
                Quay lại
                Tài khoản
                Đóng