Tình trạng đất phèn ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng trưởng của cây trồng. Bởi vì đây là loại đất không chứa nhiều dưỡng chất, độ mặn cao làm cho cây gặp vấn đề vàng lá. Vậy đất phèn là gì và cách xử lý đất phèn hữu ích nhất hiện nay sẽ được công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh bật mí trong bài viết sau đây.
I. Tìm Hiểu Về Đất Phèn
1. Đất phèn là gì?
Đất phèn hay còn được gọi là đất chua mặn, loại đất này hình thành và tồn tại ở khu vực đầm lầy, nơi có cửa sông với địa hình trũng và khó thoát nước, rừng ngập mặn.
Trong đất phèn đa phần chứa nhiều gốc sunfat, với hàm lượng cao của các ion kim loại nhôm, sắt. Đất phèn thường bị xem là nghèo lân (phosphat) do lân bị cố định bởi các ion nhôm, sắt. Khả năng trao đổi và đệm của môi trường đất trong đất phèn bị phá vỡ, cây không thể hấp thu chất dinh dưỡng. Dẫn đến tình trạng cây sinh trưởng kém, năng suất không đạt.
Đất phèn hay thấy có màu nâu hoặc đen ở lớp đất mặt. Lúc khô sẽ cứng và xuất hiện nhiều vết nứt nẻ, và có mùi trứng thối đặc trưng hoặc mùi lưu huỳnh.
2. Nguyên nhân hình thành đất phèn
Đất phèn do quá trình oxy hóa phèn (FeS) tại chỗ hình thành axit H2SO4 chứa nhiều chất độc hại (Al3+, Fe3+, CH4, H2S) tạo ra sự phèn hóa trong đất.
Do nước phèn từ nơi này di chuyển sang nơi khác gây ra tình trạng đất phèn diện rộng.
Việc tưới tiêu không đúng cách và không hợp lý cũng dẫn đến hiện tượng đất bị nhiễm phèn cao.
Ngoài ra, ở những khu vực chứa các loại đất đá trầm tích sẽ có bóng dáng của đất nhiễm phèn. Đất phèn đã hình thành từ rất lâu, khoảng 10.000 năm trước.
Đất phèn được hình thành do mực nước biển dâng và đất bị ngập úng khi các chất sunphat có trong nước biển trộn lẫn với trầm tích có chứa oxit sắt và chất hữu cơ. Trong một thời gian, nhiệt độ quá ấm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển dẫn đến sự hình thành sunfua sắt.
3. Đất phèn trồng cây gì để đạt năng suất vượt trội?
Mặc dù ảnh hưởng đến sự phát triển của cây nhưng cũng có một số loại cây vẫn có thể thích nghi với môi trường đất trồng. Dựa vào mức độ chịu mặn, có thể chia thành các nhóm cây như:
+ Cây mẫn cảm với mặn: nhóm cây này bao gồm cây ăn quả chịu mặn ở nồng độ 1%. Ví dụ điển hình của những loại cây này là măng cụt, bòn bon, sầu riêng hay chôm chôm.
+ Cây chịu mặn trung bình: nhóm cây này bao gồm những cây chịu được độ mặn 2-3%. Đặc biệt là các loại cây ăn quả như cam, quýt, bưởi, mít, chanh.
+ Cây chịu mặn: nhóm này gồm cây ăn quả chịu mặn nồng độ 4 - 5%. Những loại cây này thường là cây ổi, cây xoài, dừa…
II. Biện Pháp Hỗ Trợ Nâng Cao Và Cải Tạo Đất Phèn Hiệu Quả
+ Thủy lợi: bao gồm xây dựng bờ bao để ngăn nước biển xâm thực, cải thiện hệ thống thoát nước, thiết lập hệ thống thủy lợi và hạ thấp mực nước ngầm. Có thể sử dụng các phương tiện tưới hiệu quả để ngăn mặn, rửa sạch độ mặn của đất, nâng cao độ pH và loại bỏ độ chua của đất, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển của các sinh vật trong đất chua rất hữu ích.
+ Bón vôi: hỗ trợ khử chua và giảm được lượng độc hại của Fe3+ và nhôm trong đất, còn bổ sung canxi dành cho cây ăn trái. Tuy nhiên bà con cần lưu ý tháo đầy nước vào ruộng và đồng thời bổ sung thêm các chất hữu cơ cho đất.
+ Lên luống trồng cây: cần lật úp các luống cao, phần lớp đất phèn được lật lên trên còn phần gốc rạ úp xuống dưới tạo nên một lớp đệm hữu cơ. Điều này giúp chống lại tình trạng ngập úng đất, cây có thêm một tầng đất để sinh trưởng tốt hơn.
+ Kỹ thuật cày sâu, phơi ải: để quá trình chua hóa diễn ra mạnh rồi tận dụng nước mưa hoặc sử dụng nước tưới để rửa trôi phèn cho đất.
III. Chế Phẩm Sinh Học BIO FEN - Xử Lý Phèn Tận Gốc
BIO FEN chứa các thành phần vi sinh vật có thể phân giải lân hạ phèn hiệu quả nhanh chóng, xử lý nhôm (Al), Sắt (Fe) giúp hỗ trợ giải phóng Lân (P) và cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh trong môi trường đất phèn.
Thành phần:
+ Bo (B): 3.500mg/kg;
+ Bổ sung: VSV có ích Saccharomyces cerevisiae, Actinomycetes spp; Bacillus subtilis, Fulvic Acid, Humic Acid
Công dụng:
+ Sử dụng hạ phèn đạt hiệu quả sau 1 lần sử dụng.
+ Chống xì phèn, hạn chế chết cây con, ngộ độc hữu cơ.
+ Cải tạo đất chua, phèn, nhiễm mặn.
+ Ra rễ mạnh, bật chồi, vượt tược, bóng lá, khỏe cây.
+ Tăng hấp thu phân bón, tạo tơi xốp màu mỡ cho đất.
Hướng dẫn sử dụng: 500g/2000m^2 (2 công)
+ Lúa: giai đoạn: 7-10 ngày sau sạ; 15-20 ngày sau sạ; 35-40 ngày sau sạ.
+ Cây ăn trái, cây ngắn ngày: sử dụng vào tất cả các giai đoạn của cây trồng (xuống giống, ươm bầu đến thu hoạch). Có thể trộn chung với các loại phân bón khác khi dùng. Bón định kỳ 2-3 lần/năm.
Lưu ý khi dùng:
+ Sử dụng BIO FEN trước hoặc sau 3-4 ngày khi đã phun thuốc cỏ, thuốc trừ nấm hóa học.
+ Bảo quản sản phẩm ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Sản phẩm BIO FEN của công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh được phân phối chính hãng đến tay người tiêu dùng và là một trong những đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng các chế phẩm sinh học vào trồng trọt hỗ trợ cho bà con nông dân có mùa vụ đạt năng suất cao hơn.