CÁCH XỬ LÝ VÀ CẢI TẠO ĐẤT NHIỄM MẶN ĐỂ TRỒNG TRỌT
0 Bình luận

Đất nhiễm mặn là do đâu? Làm sao để xử lý mặn trực tiếp mà không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp? Đó là những câu hỏi mà nhiều bà con đặt ra với trình hình ngập mặn ở nhiều nơi trong thời gian vừa qua. Để giải quyết vấn đề nhiễm mặn này thì hôm nay công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh chia sẻ cách xử lý và cải tạo đất nhiễm mặn để trồng trọt đến cho mọi người.

 

1. Nguyên Nhân Làm Cho Đất Trồng Nhiễm Mặn

 

"Nguyên nhân đất nhiễm mặn do đâu?" chắc chắn đây là một trong những câu hỏi lớn mà bất kỳ nông dân nào cũng thắc mắc. Đất nhiễm mặn là do hai nguyên nhân chính, một là do tự nhiên, hai là do con người tác động vào.

  • Nguyên nhân khách quan: do tự nhiên tác động.

Chúng ta biết rằng biển và đại dương bao phủ khoảng 75% bề mặt trái đất, 25% diện tích đất bị mặn và 1/3 diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu trên thế giới tích tụ muối ngày càng tăng. Các vùng đất mặn thường là các vùng đất không có mưa để rửa trôi đất, vùng đất khô cằn, nước không thoát hơi được hết tạo nên sự nhiễm mặn trong đất. Bên cạnh đó, đất mặn có thể là kết quả của sự tích tụ các thành phần tạo muối trong nước do nước biển xâm nhập vào đất liền, theo sông hoặc các mạch nước ngầm. Theo thời gian lâu dài thì đất trở nên mặn.

+ Nguyên nhân chủ quan: do con người tác động.

Trong quá trình canh tác, phần lớn bà con tưới tiêu chưa đúng cách. Nước sử dụng thường được lấy trực tiếp từ sông và nước này có chứa thành phần muối. Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác tưới cho cây nên dần dần tích tụ lại một lượng muối gây hại cho đất, làm cho đất bị nhiễm mặn. Chưa kể việc tưới tiêu quá nhiều, nước thoát không kịp cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho đất mặn.

2. Ảnh Hưởng Của Đất Mặn Đến Sự Sinh Trưởng Của Cây

a. Đất và cây trồng bị hư hại lâu dài

Sự dư thừa muối trong đất làm tăng áp suất thẩm thấu dung dịch. Khi độ mặn của đất quá cao mà khả năng hút nước của đất vượt quá khả năng hút nước của rễ thì cây không những không hút được nước từ đất mà còn bị mất nước vào đất. Tuy cây không hút được nước nhưng quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra bình thường dẫn đến mất cân bằng nước gây khô hạn sinh lý.

Đất bị nhiễm mặn tác động trực tiếp đến hoạt động sinh lý của cây trồng như:

+ Sự trao đổi nước: đất mặn thường ngăn cản sự hút nước của cây, có thể dẫn đến khô hạn và cây héo trong thời gian dài.

+ Tình trạng dư thừa các loại ion trong đất làm rối loạn khả năng thấm của màng nên không thể kiểm tra được các chất dinh dưỡng đi qua màng, rò rỉ các ion ra ngoài rễ.

+ Sự hấp thụ chất khoáng của rễ bị ức chế dẫn đến cây bị thiếu chất khoáng. Thiếu photpho sẽ ức chế quá trình phosphoryl hóa và cây thiếu sức sống.

b. Kìm hãm sự phát triển của cây trồng

Thực vật chậm phát triển trong điều kiện nhiễm mặn là đặc điểm rõ ràng nhất. Cây có khả năng chịu mặn thấp ngừng phát triển trên đất mặn vì sinh lý của chúng bị xáo trộn. Độ mặn càng cao thì sự chậm phát triển càng lớn. Năng suất giảm nhiều hay ít tùy thuộc vào độ mặn và khả năng chống chịu của bản thân cây trồng.

3. Biện Pháp Xử Lý Và Cải Tạo Đất Nhiễm Mặn Để Trồng Trọt

a. Biện pháp thủy lợi

- Thủy lợi là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để cải tạo đất nhiễm mặn. Về cơ bản, đất mặn chứa nhiều muối hòa tan như sulfate, chloride Na, Mg và Ca, chúng có thể dễ dàng được rửa trôi bằng nước hoặc nước mưa.

- Khi đưa nước ngọt vào ruộng, đồng thời phải cày, xới, đánh bóng đất. Sau đó, ruộng được ngâm nước trong thời gian nhất định để muối tan trong đất. Cuối cùng, nước được rút khỏi ruộng, thường dẫn ra kênh, mương và sông. Tưới cây bằng nước ngọt nhiều sẽ phần nào rửa trôi bớt độ mặn có trong đất.

- Xây dựng hệ thống thủy lợi giúp cung cấp đủ nước tưới tiêu cho cây trồng. Chính vì thế mà loại bỏ được muối ra khỏi vị trí nhiều muối, còn giúp hạ thấp mực nước ngầm có nguy cơ gây ngập úng rễ cây.

b. Biện pháp canh tác

- Lựa chọn những giống cây trồng chịu được độ mặn của đất tại từng thời điểm bị nhiễm mặn là một trong những biện pháp hiệu quả. Ngoài ra, để cải tạo lại đất nhiễm mặn, bà con thường nuôi thêm tôm để gia tăng năng suất và chất lượng nông sản ở thời điểm đó. Cải tạo đất bằng luân canh cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp giảm bớt được tình trạng nhiễm mặn của đất trồng.

c. Biện pháp bón vôi

- Vôi giúp rửa sạch mặn, tháo nước ngọt vào rửa mặn và bổ sung chất hữu cơ cho đất, có thể giúp tăng lượng và hỗ trợ sự phát triển của vi sinh vật có lợi, do đó làm giảm hàm lượng đất sét và tăng tỷ lệ vôi và các hạt limon, keo, giúp đất tơi xốp hơn.

- Sử dụng vôi giúp cây trồng giải độc, thải được độ mặn của đất ra ngoài và tăng độ pH của đất. Tùy vào mức độ mà đất bị nhiễm mặn thì liều lượng bón vôi cũng sẽ khác nhau.

d. Biện pháp sinh học

- Sử dụng ngay chế phẩm sinh học PHAO CỨU SINH để xử lý đất bị nhiễm mặn và cải tạo lại đất sau quá trình nhiễm mặn, chai hóa do dùng phân bón hóa học.

Thành phần sản phẩm:

+ Vi sinh tổng số: Actimomycetes spp. ,Bacillus Subtilis, Saccharomyces cerevisiae.….. 1×10^8 CFU /ml

+ Phụ gia vừa đủ.

Công dụng sản phẩm xử lý mặn và cải tạo phục hồi đất:

+ Chế phẩm sinh học phao cứu sinh giúp trung hòa natri clorua trong đất mặn, cải thiện sự thông khí và hút nước của rễ.

+ Cải thiện quá trình trao đổi nước, hấp thụ khoáng chất, tuần hoàn và hỗ trợ sự phát triển của cây trồng.

+ Giúp giữ cho hàm lượng P (lân) trong đất không đổi và quá trình phosphoryl hóa tạo ra năng lượng cho cây trồng để chống lại tác động của độ mặn.

Hướng dẫn sử dụng:

+ Đối với cây ăn trái : 30-40ml/20 lít nước tưới kỹ dưới gốc theo tán lá.

+ Đối với lúa : 200ml sản phẩm dùng cho 1000m2 ( 1 công )

+ Đối với cây rau màu :30-40 ml/20 lít nước tưới kỹ vào gốc và cách 7 đến 10 ngày sử dụng 1 lần.

+ Đối với đất bị mặn nhẹ: 500ml sử dụng cho 2 công ruộng.

+ Đối với đất bị mặn nặng (đất muối): 1 lít sản phẩm sử dụng cho 2 công ruộng và sử dụng hai liên tiếp (3 đến 5 ngày).

Lưu ý:

- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

- Để xa tầm tay trẻ em.

Bài viết liên quan
Đăng bình luận
Thanh toán
Giỏ hàng
Đóng
Quay lại
Tài khoản
Đóng