Lúa lộn, lúa ma không còn là cụm từ xa lạ đối với nông dân trồng lúa. Đây được xem là vấn nạn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và kinh tế của bà con. Theo thông tin của Bộ Nông Nghiệp, tỷ lệ lúa cỏ, lúa lẫn chiếm từ 15 - 25% mỗi vụ trong những năm gần đây.
Hiểu được nỗi lo của bà con trồng lúa, Công Ty CP Công Nghệ Xanh sẽ cùng bà con tìm hiểu về cách xử lý lúa lộn, lúa ma hiệu quả và an toàn.
Lúa lộn, lúa ma là gì?
Đây là loại thực vật thuộc chi lúa, có tên khoa học là Oryza rufipogon. Lúa ma hay lúa cơi sinh trưởng mạnh, ép những cây lúa thường để phát triển. Đến một thời gian, chúng lây lan hết đồng, nhiều nông dân chán nản bỏ ruộng không thu hoạch.
Theo truyền thuyết dân gian kể lại, những bông lúa này thường có đuôi dài nên chim, chuột ăn vào sẽ chết vì không nuốt được. Hạt lúa tồn tại lâu trong đất, đến mùa thì nảy mầm, vươn cao. Gặp nước lũ thì nước dâng đến đâu thì lúa ma ngoi lên đến đó. Bà con thấy chúng thoắt ẩn thoắt hiện như ma nên đặt tên là lúa ma.
Sau này, người dân mỗi tỉnh sẽ có những tên gọi khác nhau như: lúa lẫn, lúa cơi, lúa lộn, lúa 2 tầng, lúa rầy, lúa lộn, lúa hoang, lúa von…
Các loại lúa ma, lúa cỏ thường gặp ở nước ta
Thông thường, chỉ cần lắc nhẹ cây hay gió thổi qua thì hạt lúa cỏ, lúa ma sẽ rụng đồng loạt. Hạt rụng nhiều, ẩn sâu trong đất, lây lan nhanh và ảnh hưởng đến vụ sau. Nên bà con thường nhổ hoặc cắt khi phát hiện ruộng có loại lúa này.
Lúa ma, lúa cỏ ở nước ta có 3 loại chính như sau:
- Lúa ma thân cao, hạt lúa có râu dài.
- Lúa ma thân thấp, hạt lúa có râu dài.
- Lúa ma thân thấp, hạt lúa không có râu.
Với những cây cao hơn so với lúa thường, nhìn bằng mắt thường có thể phát hiện và nhổ bỏ. Nhưng với những cây thân thấp, nhiều bà con lắc đầu, bó tay vì rất khó phát hiện. Nhiều vụ mùa vì vậy mà mất trắng, ảnh hưởng lớn đến năng suất và kinh tế.
Đặc điểm nhận biết lúa lộn, lúa 2 tầng, lúa ma
- Thời kỳ đầu, bà con khó nhận biệt đâu là lúa ma và đâu là lúa thuần vì chúng khá giống nhau. Từ màu sắc, kích thước, hình thái đều như nhau. Đôi khi lúa ma, lúa lẫn phát triển còn mạnh hơn lúa thuần.
- Khi lên đòng, lá mỏng và thân phát triển dài hơn lúa thuần. Thân cây yếu, dễ đổ ngã.
- Khi lúa trổ bông, hạt lúa lộn dẹp, nhỏ, đuôi dài ra và xuất hiện râu phía trên. Hạt dễ rụng khi gió thổi qua hay bị chạm vào.
- Thời điểm lúa chín, chỉ cần ấn nhẹ là hạt lúa ma rơi xuống đất. Nên khi thu hoạch bằng máy hầu như chỉ còn rơm rạ.
- Rễ lúa ma ăn sâu vào đất, hút lấy dưỡng chất trong đất để sinh trưởng. Dần dần, cây phát triển và rễ bám chặt vào đất. Có khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt. Ví dụ như vào mùa lũ,lúa lộn, lúa ma ngoi lên cao hơn với mực nước lũ, tỷ lệ sống cao hơn với lúa thuần.
Hậu quả khi ruộng có quá nhiều lúa ma, lúa lẫn
Mặc dù cùng họ lúa nhưng vì sao lúa ma, lúa lẫn khiến bà con tìm đủ cách loại trừ. Bài viết hôm nay Công Nghệ Xanh sẽ giải thích cho bà con.
- Ảnh hưởng đến năng suất: hạt lúa ma thường lép, thân cây yếu nên khi dùng máy gặt chỉ còn lại phần rơm rạ. Cho dù thu hoạch được nhiều cũng không bán được. Ở một số tỉnh thành, bà con sẽ cho gà, vịt ăn nhưng tỷ lệ không cao.
- Ảnh hưởng chất lượng lúa thuần: Lúa ma, lúa lẫn có bộ rễ bám chặt vào đất, thân còn cao hơn lúa thuần. Nên khả năng hấp thụ dinh dưỡng và ánh sáng vượt trội hơn lúa thường. Khiến cây lúa thường còi cọc, hạt lép, chất lượng và giá thành giảm.
- Ảnh hưởng những vụ sau: Tỷ lệ lúa cơi rụng lên đến 90%, nên chúng thường tồn dư nhiều trong đất. Đến vụ lại mọc che kín cả ruộng. Bà con tìm đủ cách xử lý từ vụ này đến vụ khác nhưng không hết. Nhiều vụ trong năm phải bỏ ruộng, dân kêu trời không thấu.
LÚA MA, LÚA LẪN, LÚA 2 TẦNG MỌC KÍN RUỘNG
Nguyên nhân gây ra lúa lộn, lúa ma là gì?
Nhiều bà con thường thắc mắc tại sao ruộng mình năm nào cũng có lúa ma lúa lẫn dù đã xử lý trước đó. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra lúa ma, lúa 2 tầng gặp ở nhiều địa phương
- Thứ nhất: nguyên nhân đến từ việc canh tác lâu đời, sử dụng hạt lúa giống từ vụ này sang vụ khác. Những giống lúa được gọi là F2, F3 sẽ bị thoái hóa và hình thành nên những hạt lúa đen, có sọc, hạt lép, không bóng mượt có xu hướng giống với lúa ma, lúa lộn.
- Thứ hai: vào thời kỳ thu hoạch, việc dùng máy gặt làm lúa ma, lúa lộn rơi xuống và vui sâu vào đất. Lúa ma, lúa 2 tầng phát triển nhanh và dễ nảy mầm từ vụ này qua vụ khác. Ngoài ra, việc không thường xuyên vệ sinh máy gặt khiến lúa ma, lúa cỏ lây lan từ ruộng này sang ruộng khác.
- Thứ ba: hạt lúa ma, lúa lẫn thường dẹp, dễ nổi trên bề mặt nước. Dễ lây lan từ ruộng này sang ruộng khác khi dẫn nước về ruộng. Nhiều bà con đau đầu vì sao vụ trước không có lúa lẫn, lúa lộn mà vụ này lại có là vì nguyên nhân này.
- Thứ tư: việc làm nhiều vụ liên tiếp trong một năm dẫn đến việc xử lý động ruộng không tốt, không làm kỹ đất,...Tạo điều kiện cho lúa ma, lúa cơi phát triển và tồn tại nhiều vụ sản xuất.
Vậy đâu là cách xử lý lúa cỏ lúa ma hiệu quả và an toàn?
Để hạn chế tổn thất và chủ động phòng trừ vấn đề này, Công Nghệ Xanh chia sẻ một số biện pháp quản lý lúa ma, lúa cỏ thường được dùng trong những năm gần đây.
- Để hạn chế sự lây lan của lúa ma, lúa lẫn sang các ruộng khác nhau thì nên vệ sinh máy gặt trước và sau khi gặt.
- Sử dụng các chủng giống đạt chất lượng như giống thuần chủng, giống được nhà nước khuyên dùng,...Hạn chế dùng lại giống ở những phần ruộng đã nhiễm lúa lẫn, lúa ma.
- Khoanh vùng bị nhiễm để tránh phát tán hạt lúa ma theo đường tưới tiêu. Tiến hành vệ sinh đồng ruộng và kênh sau khi thu hoạch.
- Khi phát hiện ruộng có lúa 2 tầng, lúa ma rải rác thì cần nhổ bỏ bằng tay. Đặc biệt là những bông vừa trổ hạt, nên nhổ nhanh và đem đi tiêu hủy tránh lây lan.
- Những ruộng có diện tích lúa ma, lúa lẫn trên 70% thì tiến hành thu hoạch riêng, cắt sát gốc. Đốt và tiêu hủy tàn dư để tránh lây lan cho vụ sau.
- Trước khi gieo sạ, sử dụng các chế phẩm sinh học có chứa thành phần nấm đối kháng Trichoderma, Bacillus subtilis,...để xử lý hạt lúa lộn, lúa lẫn còn sót lại trong đất. Thường được bà con nông dân gọi là xử lý hạt lúa lẫn thời kỳ tiền nảy mầm.
- Nên luân canh và chuyển đổi sang trồng nhiều cây rau màu như: ngô, lạc, đậu, rau màu,.. từ 2 - 3 vụ liên tiếp.
Chế phẩm sinh học EVIN - QUẢN LÝ LÚA LỘN, LÚA MA hiệu quả, an toàn.
Mặc dù có nhiều biện pháp xử lý lúa 2 tầng, lúa ma nhưng bà con chủ yếu nhổ hoặc cắt khi đến giai đoạn thu hoạch. Phương pháp này thường tốn công, tốn tiền thuê người cắt nhưng hiệu quả không cao. Đặc biệt, nhiều nông dân còn mất trắng vụ do lúa ma, lúa lộn mọc kín ruộng.
Hiểu được nỗi khổ và sự lo lắng của bà con nông dân, Công Nghệ Xanh đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm đặc trị lúa lộn, lúa ma vào thời kỳ tiền nảy mầm. Sau hơn 7 năm thử nghiệm và cải tiến, sản phẩm đã có mặt ở nhiều tỉnh thành cả nước, đặc biệt miền tây và Đông Nam Bộ.
Chế phẩm sinh học EVIN có công dụng như thế nào?
- Chế phẩm sinh học EVIN chứa một lượng lớn vi sinh vật phân giải nhanh lớp vỏ trấu, vỏ lụa của hạt lúa ma trong điều kiện ngập nước như:Trichoderma spp., bacillus subtilis, Chaetomium spp.,...Đạt hiệu quả sử dụng lên đến 85%.
- K- Humate giúp cân bằng ion trong đất. Trong môi trường yếm khí, các vi sinh vật tạo ra lượng lớn enzyme, kết hợp với sự thẩm thấu của nước vào phôi làm chết phôi mầm. Chúng làm mất khả năng nảy mầm của hạt lúa ma. Chỉ trong vòng 5 - 7 ngày, hạt lúa lộn, lúa ma bị phân hủy.
- Ngoài ra, các chủng vi sinh vật này còn giúp phân hủy gốc rạ, xác bã thực vật, thành phân hữu cơ trong đất. Tạo độ thông thoáng cho đất giúp chống xì phèn, làm đất tơi xốp giúp bộ rễ phát triển tốt hơn, hạn chế nghẹt rễ.
Cách sử dụng chế phẩm xử lý lúa ma, lúa lộn EVIN.
500g sản phẩm EVIN có thể sử dụng cho 2000m2 ruộng. Để diệt được lúa cỏ, lúa ma một cách hiệu quả nhất, bà con tiến hành các bước sau đây:
- Bước 1: Sau khi thu hoạch lúa xong, có thể đốt rơm rạ và cho nước vào ngập mặt ruộng, sau đó tiến hành sử dụng sản phẩm. Có thể trộn chung với các loại phân bón để rải hoặc phun xịt đều lên bề mặt ruộng.
- Bước 2: Sau khi phun hoặc rải sản phẩm 1- 2 ngày, tiến hành cày xới làm đất và ngâm nước (ngập gò) mực nước cao từ 5 - 10cm, thời gian từ 5 - 7 ngày.
- Bước 3: Tiến hành rút nước và gieo sạ như bình thường.