BIỆN PHÁP XỬ LÝ NẤM ĐẤT HẠI CÂY TRỒNG
0 Bình luận

Bệnh nấm đất hại cây trồng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các thiệt hại kinh tế cho bà con nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Bệnh thường xuất hiện vào thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều. Nếu không xử lý kịp thời có thể bùng thành dịch, chính vì vậy việc tìm hiểu về các loại bệnh này và cách phòng ngừa chúng hiệu quả là điều rất cần thiết. Cùng công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh hiểu thêm về các thông tin của bệnh nấm đất thông qua bài viết chia sẻ sau đây.

I. Đặc Điểm Của Nấm Đất Hại Cây Trồng

Nấm đất hại cây trồng là loại nấm có bộ phận tăng trưởng phân nhánh và dạng sợi. Một tản nấm được hình thành từ những sợi nấm đơn bào và đa bào tập trung liên kết lại với nhau. Thể sợi của nấm có nhiều sắc màu và hình dạng khác nhau hoặc nhiều lúc chúng không có màu.

+ Về kích thước: tùy thuộc vào điều kiện dinh dưỡng mà nấm đất có sự biến đổi về chiều dài, chiều rộng của nó.

+ Về nhiệt độ: nấm có thể tồn tại và tăng trưởng trong môi trường nhiệt độ cao nhất là 35 °C và thấp nhất là 5 – 10 °C, lý tưởng nhất là khoảng nhiệt độ 25 – 28 °C.

+ Về độ pH: 6 - 6,5 là độ pH mà nấm sinh sôi nảy nở nhanh chóng.

Trong đất luôn có sẵn nấm khuẩn có lợi và nấm khuẩn gây hại, khi gặp điều kiện thích hợp chúng sẽ xâm nhập vào bên trong cây trồng bất kỳ lúc nào. Khi nhiễm bệnh, cây không thể hút chất dinh dưỡng và nước để vận chuyển nuôi cây dẫn đến cây còi cọc, héo rũ và hàng loạt cây chết.

Nấm bệnh tồn tại ngay trong môi trường đất trồng

II. Một Số Bệnh Gây Ra Bởi Nấm Đất Hại Cây Trồng

1. Bệnh lở cổ rễ

Bệnh lở cổ rễ phát triển mạnh mẽ dưới điều kiện khí hậu ẩm thấp và dễ dàng lây nhiễm qua cây trồng khác do sự tiếp xúc từ lá.

Triệu chứng của loại bệnh trên khá dễ phân biệt, bà con chỉ việc nhìn vào lá và thân cây gần mặt đất, nếu thấy xuất hiện những đường nứt màu nâu đậm thì có thể xác định cây đang nhiễm bệnh.

Phần lớn cây trồng khi nhiễm bệnh lở cổ rễ sẽ trở nên yếu ớt, khô héo, thân nhỏ và thường chết sau khi gieo trồng.

Dấu hiệu của bệnh lở cổ rễ 

2. Bệnh héo rũ

Bệnh do nấm Fusarium oxysporum cùng các loại nấm trong đất gây nên, nấm này có thể gây hại trên một số giống cây trồng khác nhau.

Đặc trưng của bệnh thường là một vài lá dưới chuyển vàng trước, sau đó màu vàng lan sang cả lá trên. Triệu chứng héo úa hoặc chuyển vàng có thể xuất hiện một số nơi trên cành hay cả cây, cây không nhiễm bệnh nhưng lá bị vàng và héo sau đó cây khô và chết nên cắt bỏ những phần tế bào nâu nhiễm bệnh.

Bệnh héo rũ trên cây ớt chuông xanh

3. Bệnh chết cây con, thối rễ

Do nấm Pythium speciesa; P. phanidermatuma; P.myriotiluma, P.spinosuma (bào tử tồn tại trong đất); mầm bệnh lây lan nhanh qua nước trong đất, nước mưa hoặc nước tưới.

Biểu hiện của bệnh là thấy những vết nứt sẫm màu như màu đèn. Vết thối trên rễ hoặc thân sẽ ngày càng lan rộng hơn và ôm trọn cả phần thân cây trồng trên mặt đất, làm chúng héo khô rồi bị chết.

Rễ của cây bị bệnh thối gốc

III. Biện Pháp Phòng Trừ Nấm Đất Hại Cây Trồng

1. Lựa chọn giống

- Trồng xen kẽ những loại cây khác họ để tránh cây trồng nhiễm lại bệnh giống mùa vụ trước.

- Chọn giống chịu đựng được thời tiết thất thường, giống chống dịch hại.

- Tuyệt đối không dùng lại những hạt giống được lấy từ nơi đã có cây nhiễm bệnh.

- Xử lý hạt giống với nước ở nhiệt độ 50 độ C trong 25 phút.

2. Tiến hành dọn dẹp vệ sinh đất trồng

- Trước khi xuống giống hoặc sau khi thu hoạch bà con cần lưu ý việc làm sạch cỏ dại, côn trùng, dọn dẹp tàn dư thực vật cũng như tiêu hủy các cây trồng đã nhiễm bệnh và đang có dấu hiệu bệnh vì đây là nguồn lây nhiễm lớn nhất.

- Khâu cải tạo đất cần phải chú ý hơn nếu bạn muốn loại bỏ nấm vi khuẩn trong đất. Đất trồng phải đáp ứng các tiêu chí là tiêu thoát nước tốt và có độ tơi xốp. Nếu đất quá ẩm ướt thì hãy làm rãnh quanh luống cho nước chảy xuống mương. Cách này sẽ giúp làm chậm việc lây nhiễm bệnh cho những cây trồng khác trong vườn.

3. Sử dụng phân bón

- Nên sử dụng các loại phân hữu cơ đã hoai mục, có chứa nhiều vi sinh vật có tính đối kháng nhằm hạn chế nguồn bệnh.

- Không nên bón quá nhiều phân đạm, cần sử dụng một cách cân đối N-P-K.

- Khi bệnh đang phát triển, bà con cần ngưng bón phân đạm.

- Trước khi trồng phải bón vôi cho đất.

- Trước khi xuống giống phải xử lý đất thật kỹ với các loại thuốc gốc đồng.

Sử dụng phân hữu cơ đã hoai mục giúp hạn chế nguồn lây bệnh

4. Biện pháp hóa học

- Đối với trường hợp cây nhiễm bệnh nặng, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc hóa học để phun như: Benlat, Carbendazim,... giúp hạn chế sự lây lan nhanh chóng của mầm bệnh, đồng thời ức chế bệnh không trở nặng hơn.

- Tuy nhiên, việc dùng thuốc hóa học chỉ nên sử dụng trong tình trạng cấp bách như phát hiện bệnh muộn, bệnh phát tán quá nhanh. Bởi các thành phần trong thuốc rất độc hại đối với sức khỏe người, gây viêm đường hô hấp, dị ứng mũi. Không chỉ thế, thuốc đặc trị hóa học còn tiêu diệt cả những vi sinh vật có lợi cho đất, làm mất cân bằng hệ sinh thái đất, cây không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

IV. Biện Pháp Sinh Học Xử Lý Tiêu Diệt Nấm Đất Hiệu Quả

 

Hiện nay, xu hướng xanh đang dần chiếm ưu thế. Ngày trước, bà con sẽ phun thuốc hóa học để mang lại hiệu quả tức thì nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe người, cây trồng và môi trường xung quanh. Còn bây giờ, chế phẩm sinh học được đánh giá cao nhờ vào an toàn và thân thiện với môi trường. Chế phẩm sinh học nấm đất - xử lý đất trồng bị nấm khuẩn hiệu quả được nhiều bà con quan tâm và tìm mua.

Thành phần:

+ Vi sinh ts: Mycorrhiza - endomycorrhizal fungi spp., Chaetomium spp.,...........: 1x10^8 CFU/g

+ Bổ sung: (Actinomycetes spp, Bacillus subtilis, Saccharomyces cerevisiae, Trichodermo spp,...) Humic Acid, Amino Acid.

Phổ tác động:

+ Tiêu diệt các nấm bệnh tồn dư vụ trước, mầm bệnh có sẵn trong đất, bảo vệ và giúp bộ rễ mập, khỏe.

+ Phòng ngừa bệnh chết thắt, chết cây con, lở cổ rễ, thối rễ, vàng lá, héo rũ và các nấm bệnh gây hại.

+ Từ 4 đến 5 ngày sau tưới ra rễ mạnh, xanh lá, mập cây.

+ Giải độc PACLO, cải tạo đất phèn, đất bị chai hóa bạc màu.

Hướng dẫn sử dụng: 500g (1.000 - 2.000 m^2)

+ Hòa 500g cho 200 - 400 lít nước tưới gốc 2 - 3 lần đối với cây lâu năm, 2 - 3 lần/vụ đối với rau màu.

+ Trộn chung với phân bón hoặc có thể trực tiếp rải vào gốc.

Bảo quản các sản phẩm của công nghệ xanh

+ Nơi khô ráo, tránh xa tầm tay trẻ em.

Sản phẩm nấm đất - xử lý nấm bệnh trong đất đang phân phối bởi công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh, giá cả phải chăng, hàng chính hãng, chất lượng cao.

Bài viết liên quan
Đăng bình luận
Thanh toán
Giỏ hàng
Đóng
Quay lại
Tài khoản
Đóng