BIẾN RÁC HỮU CƠ THÀNH PHÂN Ủ - TẠI SAO KHÔNG?
0 Bình luận

 

 

Vì nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao, nên lượng rác thải sinh hoạt cũng vì đó mà tăng nhanh. Hàng ngày, có đến 50.000 tấn rác được thải ra trên khắp cả nước. Trong đó có đến 20% là rác thải hữu cơ từ các hộ gia đình.

 

Vậy tại sao chúng ta không biến rác thải thành phân để tiết kiệm chi phí chăm sóc vườn? Liệu việc biến rác thải thành phân có khó như bạn nghĩ không? Hãy cùng Công Nghệ Xanh tìm hiểu nhé.

 

1. Ủ PHÂN TỪ RÁC HỮU CƠ CÓ LỢI ÍCH GÌ?

 

Việc biến rác thải hữu cơ thành phân đang ngày càng phổ biến ở nước ta. Nhiều hộ gia đình có sân vườn quy mô lớn cũng đang dần áp dụng phương pháp này để tiết kiệm chi phí. Dưới đây, Công nghệ xanh sẽ cùng bà con tìm hiểu về những lợi ích từ việc ủ phân từ rác hữu cơ.

 

  • Lượng rác thải hữu cơ được tận dụng triệt để thành phân bón cây, không thải ra bất cứ khí độc hay chất lỏng nào giúp chúng ta bảo vệ môi trường. Việc này vừa hiệu quả, lại an toàn và tiết kiệm.

  • Việc ủ phân từ rác giúp tiết kiệm được một khoản kha khá cho chi phí mua phân hàng năm khi làm nông nghiệp. Ngoài ra, phân được làm từ chính nguồn hữu cơ nên an toàn cho cây trồng, sức khỏe người và vật nuôi.

  • Mặc dù làm ủ phân từ rác hữu cơ ngay tại nhà nhưng thành phần hữu cơ và dinh dưỡng trong phân cao. Cung cấp đủ dưỡng chất cho cây trồng trong nhiều thời kỳ khác nhau. Không độc hại và gây cháy cho cây như nhiều loại phân hóa học hiện nay.

 

 

PHÂN Ủ TỪ RÁC HỮU CƠ


    2. Biến rác hữu cơ thành phân chuồng sao cho đúng?

     

    2.1. Nguyên liệu nào thì ủ phân được?

     

    Rác được sử dụng chủ yếu là rác hữu cơ như: rau củ quả hư, vỏ trứng, cơm ôi thiu và những thức ăn hư hỏng khác,..Khi ủ nên tránh những rác khó phân hủy như: chai nhựa, đồ sắt thép, nylon,...Vì chúng khó phân hủy và gây hại cho cây trồng.

     

     

    RÁC HỮU CƠ DÙNG ĐỂ Ủ PHÂN

     

    2.2. Chuẩn bị dụng cụ ủ phân 

     

    • Thùng chứa có dung tích từ 25 - 160 lít, tùy vào lượng rác thải mà bạn muốn ủ. Thùng cần được đục lỗ xung quanh (kích thước khoảng 0,5cm) và có nắp đậy.

    • Ngoài ra, đối với hộ dân nhỏ lẻ, có thể sử dụng thùng xốp, có đục lỗ xung quanh thùng.

     

     

    THÙNG CHỨA RAC HỮU CƠ Ủ PHÂN

     

    2.3. Đặt thùng ủ phân ở đâu là tốt nhất?

     

    Đúng như tên gọi, ủ phân gây ra mùi hôi thối là điều không tránh khỏi. Vì vậy để tránh mùi hôi, nên đặt thùng ủ ở nơi phù hợp, tránh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình và những người xung quanh.

     

    Đặt ở nơi bằng phẳng, không sụp lún, úng nước khi mưa. Bên dưới rải một lớp cát dày tầm 20 - 40cm để thấm chất lỏng chảy ra trong quá trình ủ. Nên đặt nơi thông thoáng, nhiều ánh sáng mặt trời và cách xa khu dân cư.

     

    2.4. Phân ủ từ rác hữu cơ giúp cây trồng phát triển như thế nào?

     

    Phân ủ được bà con gọi với cái tên hoa lá là “phân sinh học nhà làm”. Rác hữu cơ biến thành phân giúp bảo vệ môi trường cũng như hiệu quả với cây trồng.

     

    • Phân sau khi ủ đạt được độ mùn và dinh dưỡng nhất định. An toàn và không gây nóng, chai hóa đất như thuốc hóa học thông thường.

    • Phân thường được nhiều hộ dân ủ với chế phẩm Trichoderma nên tỷ lệ mầm bệnh và nấm tồn tại trong phân thấp. Ngoài ra, chế phẩm Trichoderma còn giúp ngăn chặn và phát sinh lây lan của nấm bệnh trong quá trình ủ.

     

     

    PHÂN Ủ TỪ RAC HỮU CƠ GIÚP CÂY PHÁT TRIỂN NHANH

     

    3. Phương pháp biến rác hữu cơ thành phân chuồng hiệu quả nhất?

     

    Hiện nay, có nhiều cách để ủ phân từ rác hữu cơ. Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Hôm nay, Công Nghệ Xanh sẽ cùng bà con tìm hiểu phương pháp ủ phân từ rác bằng Trichoderma.

     

    3.1. Nguyên liệu ủ

     

    Nguyên liệu ủ phân thường dễ dàng tìm thấy ngay chính trong nhà bếp của bà con, bao gồm:

     

    • Rác hữu cơ: Bao gồm rau củ quả thừa từ nhà bếp, các thức ăn thừa, bã cà phê, đậu lạc,...Những rác thải này  cung cấp lượng Nitơ cho quá trình phân hủy. Ngoài ra, còn bổ sung thêm rác nâu  gồm vụn gỗ, cỏ, vỏ trứng, bã trà, giấy, lá cây,... giúp cung cấp một lượng lớn carbon cho đất.

    • Trichoderma: Là chế phẩm sinh học chứa nấm đối kháng có lợi cho cây trồng, hạn chế sự phát triển của nấm gây hại trong quá trình ủ phân. Ngoài ra, nhờ chế phẩm trichoderma mà quá trình ủ diễn ra nhanh chóng, rút ngắn thời gian ủ phân khi không sử dụng chế phẩm.

    Bà con có thể tìm mua Trichoderma của Công Nghệ Xanh TẠI ĐÂY.

     

     

    RÁC HỮU CƠ

     

    3.2. Các bước ủ phân từ rác hữu cơ

     

    Bà con có thể ủ phân bằng rác hữu cơ với chế phẩm Trichoderma bằng các bước sau:

     

    • Bước 1: Bỏ rác hữu cơ vào thùng chứa, cứ 20cm rác hữu cơ  thì rải 1 lớp mỏng chế phẩm trichoderma.

    • Bước 2: Bà con tiến hành chồng các lớp rác và trichoderma lên với nhau, cho đến khi đầy thùng ủ. Duy trì độ ẩm trong thùng khoảng 50 - 60% là phù hợp nhất để ủ phân. Trong quá trình ủ, nếu bà con thấy rác quá ẩm thì vắt bớt nước, còn thấy khô quá thì tưới nước thêm vào.

    • Bước 3: Đặt thùng ở vị trí thoáng mát, nửa tháng bà con lại lấy ra xem và đảo đều một lần.

    • Bước 4: Sau khoảng 2 tuần thì bà con có thể dùng nước lên men từ rác hữu cơ để tưới cây (tỉ lệ 1:100). Sau 1 tháng, thì tiến hành lấy hỗn hợp ra, nếu thấy hỗn hợp chưa hoai mục thì trộn thêm trichoderma và tiếp tục ủ.

    • Bước 5: Sau 1 tháng thì có thể dùng thành quả của mình rồi nhé bà con. Phân ủ lúc này có màu đen, mềm mịn và không có mùi hôi. có thể tiến hành đem bón cho cây trồng.

    Trong thời gian ủ phân từ rác hữu cơ sẽ có nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động vào như: thành phần ủ phân, độ ẩm, nhiệt độ ủ,...Vì vậy, thời gian và chất lượng phân ủ sẽ khác nhau. 

     

     

    PHÂN SAU KHI ĐƯỢC Ủ CÓ THỂ ĐEM BÓN CHO CÂY

     

    3.3. Những lưu ý khi ủ rác nhà bếp với Trichoderma

     

    Để có thể ủ được phân từ rác hữu cơ hiệu quả và trong thời gian nhanh nhất. Công Nghệ Xanh xin lưu ý bà con một số điều sau đây .

     

    • Hạn chế sử dụng nguyên liệu có chứa tinh dầu ( vỏ cam, bưởi, lá tràm,..), nguyên liệu có chứa thành phần sữa vì sẽ ức chế VSV phát triển, những nguyên liệu dễ gây mùi hôi thối như thịt, cá,...

    • Trong quá trình ủ bà con nên kiểm soát độ ẩm từ 40 - 60%, để quá trình ủ diễn ra dễ dàng. Nếu thiếu độ ẩm thì đổ thêm nước, còn nếu thấy độ ẩm trong thùng cao thì chắt bớt nước lên men để tưới cho cây trồng.

    • Các quá trình ủ phân làm gia tăng nhiệt độ, vậy nên bà con cần theo dõi nhiệt độ thùng chứa thường xuyên để đạt kết quả tốt nhất. Một mẹo nhỏ mà nhiều hộ dân thường dùng là bỏ 1 que củi vào thùng trong 7 ngày. Nếu khi lấy ra, que củi ấm thì quá trình ủ phân đang diễn ra thuận lợi.

    • Nên tìm mua Trichoderma ở những nơi ưu tín, chất lượng, để quá trình ủ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Phân sau khi ủ đảm bảo an toàn cho cây trồng, không chứa các nấm, khuẩn gây hại.

    Công nghệ xanh giới thiệu đến bà con sản phẩm Trichoderma CNX được sản xuất theo theo công nghệ đột phá dạng nan bào tử giúp thẩm thấu nhanh, giúp kiểm soát nhiều loại nấm bệnh khác nhau trên cây trồng như: Phytophthora, Pythium, Rhizoctonia và Fusarium.

     

    Đối với việc biến rác hữu cơ thành phân ủ thì với 3 - 4 m3 rác thì rải 1kg Trichoderma CNX. Hòa nước tưới đều lên nguyên liệu và tủ bạt kín. Sau 30 - 40 ngày sẽ có phân hoại mục để sử dụng.

     

     

     

     

     

     

     

     

    Bài viết liên quan
    Đăng bình luận
    Đăng ký
    Thanh toán
    Giỏ hàng
    Đóng
    Quay lại
    Tài khoản
    Đóng