BỆNH THỐI TRÁI CÂY ĂN QUẢ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
0 Bình luận

Bệnh thối trái cây ăn quả là một trong những bệnh hại khiến bà con nông dân vô cùng lo lắng. Sự xuất hiện của bệnh có thể gây ra thất thu mùa vụ. Để hạn chế ảnh hưởng đến năng suất cây ăn quả và nguồn thu nhập, bà con cần chủ động tìm hiểu về bệnh thối trái cây ăn quả.

Hiểu được điều này nên công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh Việt Nam hy vọng mang đến những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây!

 

I. Những Kiến Thức Về Bệnh Thối Trái Cây Ăn Quả

 1. Nguyên nhân gây ra bệnh thối trái cây ăn quả

 

  • Bệnh thối trái cây ăn quả thường do nấm Phytophthora gây nên.

  • Khi nấm Phytophthora xâm nhập vào cây ăn quả, các triệu chứng bệnh xuất hiện trên nhiều bộ phận của cây như thân, cành, quả nên rất dễ nhận biết.

  • Nấm phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 15 đến 36 độ C, nhiệt độ phát triển tối ưu cho nấm là 25 độ C.

  • Độ ẩm không khí trên 95% liên tục trong 12 giờ cũng là tiền đề cho các loại nấm gây hại phát triển.

2. Môi trường phát sinh bệnh thối trái cây ăn quả

 Ở những khu vườn mọc um tùm, dày đặc, bệnh có thể lây lan nhanh mà ít được chú ý:

  • Bệnh xuất hiện và phát triển mạnh vào mùa mưa độ ẩm cao.

  • Sương mù và nhiệt độ môi trường thấp trong vườn dẫn đến thoát nước kém, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và gây hại cho vườn.

  • Nấm lây lan rất nhanh từ quả này sang quả khác và lan nhanh khắp vườn, bào tử nấm lây lan do mưa, gió hoặc côn trùng xâm nhập.


II. Biểu hiện của bệnh thối trái ở một số cây ăn quả thường gặp

 1. Thối trái ở cây sầu riêng

Dấu hiệu nhận biết:

  • Trên thân cây có các đốm sậm màu, ẩm ướt. Sau đó vết bệnh chuyển sang màu nâu đỏ, vỏ cây vỡ ra để lộ những giọt nhựa màu vàng trong, cây bị bệnh cũng chuyển sang màu nâu.

  • Lá cây bị cháy, vàng héo và rụng dần.

  • Quả sầu riêng bị bệnh sẽ thối hàng loạt, nhiều vết bệnh có những tơ nấm trắng.

  • Trên cây có nhiều quả non nhưng chín sớm, bệnh nặng lây lan cho các trái khác.

  • Phần thịt trái bệnh trong mềm nhũn thối, vị hôi chua gây khó chịu.

     2. Thối trái ở cây xoài

     Dấu hiệu nhận biết:

    • Những đốm nâu tròn trên quả và lá hoặc những đốm đen trên cành.

    • Sau đó, chúng lan rộng ra dưới dạng các đốm không đều, làm cho các lá non dễ bị bệnh hơn.

    • Trên trái, các đốm nhũn thối lan rộng trên quả, và toàn bộ quả bị thối.

    • Cùi quả có đốm nâu đỏ, quả rụng sớm.

     

      3. Thối trái ở cây nhãn

      Dấu hiệu nhận biết:

      • Bệnh gây hại ở những chùm nhãn gần sát mặt đất.

      • Vết bệnh bắt đầu ở dưới gốc trái sau đó lan dần lên trên cho đến khi vết bệnh bao phủ khoảng 1/3 trái và trái bị rụng.

      • Vết bệnh lúc đầu hơi sậm màu như nước, sau đó có màu đen xám, ấn nhẹ vào chỗ bị bệnh thấy da mềm, vỡ, chảy ra nước có mùi chua. 

      III. Biện pháp xử lý của bệnh thối trái cây ăn quả

       Bệnh thối trái ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng trái cây, làm giảm giá trị thương phẩm nếu không được nhận biết và xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều thiệt hại.

      1. Phòng bệnh thối trái cây ăn quả

      • Chọn giống tốt, sức đề kháng cao, có giấy kiểm duyệt rõ ràng để giảm thiểu sự xâm hại của nấm bệnh.

      • Đảm bảo hệ thống thoát nước tốt vào mùa mưa, tránh tình trạng ngập úng.

      • Bón đầy đủ phân và có sự cân bằng giữa đạm, lân, kali, không được bón thừa phân đạm.

      • Trồng cây với mật độ phù hợp để tạo sự thông thoáng cho vườn và các cây có sự phát triển đồng đều.

      • Vệ sinh vườn tược thường xuyên, thu gom lá và trái rụng trên mặt đất.

      • Cắt tỉa bớt trái nhỏ, trái chín non hoặc trái có dấu hiệu nhiễm bệnh.

      • Phun thuốc phòng trừ nấm bệnh định kỳ để có một mùa vụ bội thu.

        2. Xử lý cây ăn quả khi mắc bệnh

        • Kiểm tra vườn cây thường xuyên để kịp thời phát hiện những cây nào đã nhiễm bệnh.

        • Thu gom và tiêu hủy ngay cây trái bị bệnh giúp hạn chế sự lây lan của nấm bệnh.

        • Dùng phương pháp phun lên thân, cành, lá, quả và phải phun ướt đẫm để khử trùng, diệt nấm, sau đó 3 ngày thì phun lại.

        3. Biện pháp hóa học

        Phun thuốc hóa học đặc trị có chứa hoạt chất như: Propineb, Mancozeb,... Sử dụng thuốc hóa học nhanh chóng thấy được hiệu quả, mầm bệnh hạn chế sự lây lan tối đa.

        Tuy nhiên, những thành phần trong thuốc rất độc hại cho sức khỏe con người và môi trường (ô nhiễm đất và nước xung quanh cây trồng).

         

        III. Chế Phẩm Sinh Học Vaccin - Đẩy Lùi Nấm Khuẩn Gây Hại

         

        Phòng trừ bệnh thối trái ở cây ăn quả bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học Vaccin. Trong sản phẩm có chứa thành phần nổi bật Chaetomium spp. có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh Collectotrchum sp.

        Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, ứng dụng công nghệ vi sinh mang lại hiệu quả cao khi sử dụng và không gây ảnh hưởng sức khỏe con người, môi trường.

        Thành phần:

        • Vi sinh ts: Chaetomium spp., Bacillus sp....... 1x10^8 CFU/ml

        • Bổ sung enzyme (hoạt chất kháng sinh sinh học tăng đề kháng cho cây)

        Cơ chế tác động:

        • Chế phẩm sinh học trừ bệnh Vaccin với cơ chế tác động kép của nấm đối kháng và enzyme kích kháng cây trồng tiêu diệt, cô lập các vết bệnh do nấm và vi khuẩn tấn công, ngăn chặn kịp thời sự lây lan của nấm bệnh.

        Công dụng vắc xin trị bệnh thối trái thối thân

        • Chế phẩm có nguồn gốc từ các vi sinh vật có lợi nên an toàn tuyệt đối không độc hại.

        • Tiêu diệt nấm khuẩn gây bệnh, ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh trên thân, cành, lá và quả.

        • Kiểm soát nhanh và phòng ngừa tốt các bệnh thán thư, thối trái, nứt thân xì mủ, ghẻ loét, ghẻ sẹo, héo xanh, sương mai, nấm phấn trắng,… trên các loại cây trồng.

        • Giảm thối trái, rụng trái. Giúp trái lớn đều, bóng đẹp.

        • Enzyme giúp cây tiết ra chất kháng sinh và nâng cao khả năng miễn dịch của cây.

        Hướng dẫn sử dụng:

        • Cây ăn trái, cây công nghiệp: pha 200ml/phuy 200-250 lít nước.

        • Cây rau màu, cây trồng khác: pha 20ml/bình 20-25 lít nước.


        Lưu ý khi sử dụng sản phẩm trị bệnh thán thư:

        • Có thể sử dụng kết hợp với các loại thuốc bảo vệ thực vật khác

        • Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.

        • Đặc biệt, để xa tầm tay của trẻ nhỏ.

        Bài viết liên quan
        Đăng bình luận
        Thanh toán
        Giỏ hàng
        Đóng
        Quay lại
        Tài khoản
        Đóng