Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu - Nguyên nhân và cách điều trị
0 Bình luận

   Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu là bệnh khá phổ biến. Thời tiết Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, nên tình hình sâu bệnh diễn ra phức tạp trên cây trồng. Đặc biệt là các loại cây trồng nhạy cảm như hồ tiêu dễ gây thiệt hại lớn về năng suất và cây trồng. Để khắc phục những điều trên chúng ta cần có những biện pháp phòng bệnh tốt, hạn chế thấp nhất thiệt hại bà con nên nắm rõ nguyên nhân và cách điều trị. Hãy cùng Công Nghệ Xanh tìm hiểu bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyện nhân gây bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu

Bệnh do một loài nấm sống dưới đất, thích nước: Phytophthora sp (P.capsici, P. nicotianae, P.cinnamomi), gây ra nên bệnh chỉ xuất hiện và lây lan trong mùa mưa, nhất là giai đoạn giữa và cuối vụ,  khoảng đầu mùa khô từ tháng 12 đến tháng 1, tiêu chết hàng loạt.

Thông thường Phytophthora tấn công kết hợp với các loại nấm sống trong đất khác như Pythium, Fusarium, Rhizoctonia… cùng tấn công nên tiêu càng chết nhanh.

Nấm có thể xâm nhập vào hầu hết các bộ phận của cây hồ tiêu như lá, rễ, thân, cành… nhất là những bộ phận nằm trên và gần mặt đất. Kinh nghiệm cho thấy, bệnh xuất hiện ở những vườn tiêu từ 3, 4 năm tuổi trở lên, khi phát hiện có 5-7% số cây trong vườn chết thì hầu hết số cây trong vườn đã bị nhiễm bệnh.

Triệu chứng bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu

Nấm Phytophthora Palmivora có thể gây bệnh ở hầu hết các bộ phận của cây trồng như: thân, lá, hoa, quả, rễ… Hiện nay, tình trạng bệnh nặng nhất, diễn biến phức tạp khi nấm gây bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu tấn công vào rễ và cổ rễ.

Triệu chứng tiêu chết nhanh rất dễ quan sát bằng mắt thường, khi cây tiêu còn xanh thì xuất hiện một số lá úa, sau đó tiếp tục chuyển sang màu vàng và chết ngay sau đó. Sau đó, các đốt trên thân cây chuyển sang màu thâm đen và rụng.

Hiện tượng rụng lá, rụng đốt thường bắt đầu từ ngọn đến thân. Bệnh xâm nhập vào hồ tiêu bắt đầu từ phần bên dưới mặt đất, gây thối cổ rễ và thối rễ chuyển sang màu đen. Sau đó, các vết thối, đốm đen dần lan rộng trên cây tiêu, xuất hiện các triệu chứng như vàng lá, héo úa, rụng đốt.

Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu, từ khi lá bắt đầu chuyển sang màu vàng đến khi lá rụng hàng loạt chỉ trong khoảng 5-7 ngày, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời cây sẽ chết hoàn toàn trong vòng 7-10 ngày. Do đó, cần có các biện pháp phòng bệnh sớm.

Trong mùa mưa bệnh lây lan rất nhanh thông qua đường nước và không khí. Cần cách ly và xử lý những cây bị bệnh không để lây lan sang những cây còn lại trong vườn.

Biện pháp phòng và trị bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu

Để phòng trị bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu, bà con nông dân cần chú ý các biện pháp sau:

  • Mật độ trồng cây vừa phải, không trồng dày đặc, nên tỉa sát mặt đất (khoảng 20-30cm), có thể quét dung dịch Bordeaux 10% và vôi cho đến khi thân tiêu sát mặt đất để hạn chế sâu bệnh xâm nhập của mầm bệnh.
  • Xen canh: Theo kinh nghiệm của Ấn Độ và Philippin, trồng xen hồ tiêu với cà phê, dừa… sẽ giảm bệnh chết nhanh.
  • Sử dụng cây giống sạch bệnh: Không lấy cây giống trong vườn đã bị bệnh chết nhanh, đất trong bầu phải được xử lý nhiệt độ, formol... để loại bỏ tuyến trùng, mầm bệnh...
  • Giống kháng bệnh: Các giống tiêu khác nhau có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh khác nhau.
  • Thoát nước: Để hạn chế bệnh chết nhanh, cần hạ mực nước ngầm càng sâu càng tốt, cách mặt đất ít nhất 6 inch (60 cm). Triệt để không để đọng nước. Trung bình cứ hai hàng tiêu, có một mương, mương vừa giúp thoát thuỷ vừa hạn chế tuyến trùng và mầm bệnh lây lan qua nước.
  • Bón phân hợp lý: Bón phân đầy đủ và hợp lý sẽ giúp tiêu chống chịu bệnh tốt hơn, đồng thời chú ý bổ sung thêm magie và vôi. Phân hữu cơ đã hoai mục cũng rất tốt cho cây tiêu vì ngoài việc cung cấp thêm vi vi lượng cho cây, chúng còn chứa các vi sinh vật chống lại mầm bệnh và tuyến trùng.
  • Vệ sinh đồng ruộng: Thường xuyên thu gom lá, cành, rễ… cây bệnh trong vườn đem tiêu hủy. Vườn tiêu bị bệnh không nên trồng lại ngay, cần xử lý mầm bệnh và chờ ít nhất 6 tháng đến 1 năm mới trồng lại.

Sử dụng biện pháp hóa học trị bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Vườn tiêu được 2-3 năm tuổi đã bắt đầu nhiễm bệnh, sau khi trồng 1 năm nên tưới hỗn hợp Bordeaux 1% hay oxit clorua đồng 0,2% 2-3 lần/năm (vào đầu, giữa hay cuối mùa mưa). Từ năm thứ 3 trở đi có thể phun hoặc tưới bằng các loại thuốc đặc hiệu. Trường hợp bệnh chết nhanh trên vườn tiêu nên xử lý luân phiên các loại thuốc trên bằng thuốc chứa đồng định kỳ 1 tháng/lần.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể tiêu diệt luôn những vi sinh vật có lợi cho con người. Đồng thời làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đất, gây thoái hóa đất và ô nhiễm nguồn nước.

Sử dụng sản phẩm sinh học vàng lá thối rễ và nấm đất trị bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Công dụng sản phẩm tiêu diệt nấm đất

  • Khắc phục cây bị vàng lá, thối gốc, chết nhanh..
  • Ức chế sự phát triển của các loại nấm hại trong đất gây bệnh hại rễ như Phytophthora, Fusarium gây bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu.
  • Cải tạo đất tơi xốp, hóa học, chua phèn, nâng pH tăng năng suất, hạn chế phân bón, hóa chất.
  • An toàn cho người sử dụng và vật nuôi, canh tác bền vững, mang lại lợi nhuận kinh tế cho người chăn nuôi.
  • Diệt nấm bệnh còn sót lại từ gốc rạ trước đó, mầm bệnh có sẵn trong đất, bảo vệ và giúp bộ rễ cứng cáp, khỏe mạnh.
  • Phòng trừ lùn, chết cây con, thối rễ, vàng lá, héo rũ và các bệnh nấm hại khác.

Nguyên lý và cơ chế hoạt động

  • Sản phẩm này chứa nhiều vi sinh vật có ích giúp cân bằng hệ sinh thái trong đất. Hệ vi sinh vật có lợi giúp đất tơi xốp, thoáng khí. Khi môi trường đất được cải thiện, vi sinh vật có hại sẽ bị suy giảm. Qua đó kiểm soát các loại nấm gây hại trong đất.
  • Sản phẩm còn chứa các chất mùn, axit amin, vi sinh bảo vệ rễ… giúp kích thích bộ rễ phát triển mạnh và ngăn ngừa nấm bệnh xâm nhập vào rễ. Bộ rễ được bảo vệ, hạn chế tối đa các bệnh như thối rễ, héo xanh vi khuẩn, chết nhanh.
  • Bổ sung các loại nấm đối kháng có lợi như Chaetomium spp., Trichoderma spp. Giúp kiểm soát sự phát triển của các loại nấm gây hại như Phytophthora, Fusarium trong đất.
  • Thêm vào đó, sản phẩm này còn bổ sung các chất dinh dưỡng giúp cải tạo đất và hạn chế lượng phân bón hóa học cho cây trồng của bạn.

Ưu điểm vượt trội

  • Sản phẩm an toàn cho người và vật nuôi, không gây dư lượng hóa chất. Đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững nền nông nghiệp hữu cơ.
  • Tác dụng nhanh, mạnh, giúp cây phòng chống nấm bệnh hiệu quả.
  • Sử dụng công nghệ bào tử nên có thể tồn tại lâu dài trong môi trường và dễ dàng phát triển khi gặp điều kiện môi trường thích hợp.

Hướng dẫn sử dụng

Sản phẩm có thể sử dụng trên nhiều loại cây trồng khác nhau như: cây công nghiệp, cây ăn quả, cây ngắn ngày. Sau đây CNX hướng dẫn bạn cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Cây công nghiệp, cây ăn trái (cây có múi, hồ tiêu, cà phê, sầu riêng, thanh long, xoài, ổi,..): hòa tan 500g sản phẩm vào 200 - 400 lít nước. Tiến hành tưới đẫm từ gốc ra theo tán cây. Tùy theo tuổi và tán cây thì trung bình từ 3 -8 lít cho một gốc.
  • Cây ngắn ngày ( dưa, bầu, bí, ớt, cà chua, rau màu,..):1 gói vàng lá thối rễ pha với 200 - 400 lít nước. Tưới từ 0.5 - 1 lít cho 1 cây tùy vào loại cây trồng khác nhau.

Ngoài ra, bà con nên sử dụng cho những yêu cầu khác nhau như:

  • Đối với cây bị bệnh: tiến hành tưới 3 - 4 lần, cách nhau 15 - 20 ngày/ lần.
  • Đối với việc phòng bệnh: Tưới 3 - 4 lần/năm.

Lưu ý khi sử dụng sản phẩm nấm đất:

  • Sản phẩm sử dụng với nhiều loại cây trồng, có thể pha chung với các loại phân bón và thuốc BVTV khác.
  • Nên sử dụng sản phẩm Nấm đất sau 4 giờ chiều để đạt hiệu quả cao nhất.
Bài viết liên quan
Đăng bình luận
Đăng ký
Thanh toán
Giỏ hàng
Đóng
Quay lại
Tài khoản
Đóng