Bệnh Cháy Bìa Lá Là Gì? Cách Phòng Ngừa Bệnh Hiệu Quả
0 Bình luận

Đối với ngành trồng lúa ở Việt Nam, cây lúa luôn phải đối mặt với nhiều loại sâu bệnh khác nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Bệnh cháy bìa lá lúa là một trong những bệnh gây hại phổ biến trên lúa. Và để bảo vệ được vụ mùa, bà con cần phải hiểu rõ về bệnh cháy bìa lúa và phát hiện bệnh kịp thời, đưa ra những cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Thông qua bài viết sau đây, công ty CP Ứng Dụng Công Nghệ Xanh hy vọng cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích về bệnh cháy bìa lá lúa.

 I. Thông Tin Bệnh Cháy Bìa Lá Lúa

1. Nguyên nhân bệnh cháy bìa lá

Xuất phát của bệnh cháy bìa lá lúa do vi khuẩn có tên Xanthomonas 0ryzae pv. Oryzae gây ra. Bệnh diễn biến phức tạp vào giai đoạn cuối đẻ nhánh, làm đồng, trổ bông.

Không chỉ thế, khi khí hậu thay đổi thất thường như nhiệt độ tăng cao, mưa nắng liên tục lại tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển hơn. Bệnh cháy bìa lá lúa lây lan nhanh trong điều kiện nhiệt độ 26-30 độ C, độ ẩm không khí cao từ 90% trở lên.

Trường hợp khi nhiệt độ không khí xuống thấp mà chóp lá vẫn bị khô và xoăn lại thì đây là do bệnh sinh lý, khi nhiệt độ tăng lên, cây lúa sẽ trở lại bình thường.

2. Biểu hiện bệnh cháy bìa lá

Bệnh cháy bìa lá lúa nếu được phát hiện càng sớm thì càng không gây nhiều thiệt hại. Bởi bệnh thường xuất hiện vào cuối giai đoạn phát triển của cây lúa nên một khi nhiễm bệnh và không được phát hiện thì có thể dẫn đến cả vụ mùa thất thu.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh cháy bìa lá lúa:

+ Ở hai bìa lá là những vị trí vết bệnh cháy bìa lá lúa phát triển nhanh nhất. Triệu chứng ban đầu là từ chóp lá, sau đó lan dần xuống dưới ở hai bên bìa lá.

+ Lúc đầu mới nhiễm bệnh, vết bệnh có vệt nhỏ trong suốt, nằm giữa các gân lá, theo thời gian vết bệnh lớn dần lên và chuyển sang màu vàng nâu.

+ Tại những vị trí nhiễm bệnh của lá có dấu hiệu trắng mờ, bên trong có dịch vi khuẩn thường nhỏ giọt ra ngoài vào sáng sớm, chiều tối và ban đêm. Chính vì điều này mà lá lúa bị khô, từ đó mất khả năng quang hợp.

Bệnh cháy bìa lá lúa do vi khuẩn gây ra

3. Ảnh hưởng của bệnh cháy bìa lá

Bệnh cháy bìa lá nếu không được phát hiện sớm sẽ trở thành dịch bệnh. Điều này tác động trực tiếp đến kết quả của cả vụ mùa. Bởi lẽ khi dịch hại nghiêm trọng, làm giảm khả năng quang hợp, hạt bị lem lép, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng lúa, đặc biệt bệnh gây hại nặng trong mùa vụ có mưa gió lớn. Bệnh có thể phát sinh từ giai đoạn mạ và thường phát triển mạnh từ khi lúa đứng cái, làm đòng đến trổ.

II. Biện Pháp Phòng Và Trị Bệnh Cháy Bìa Lá

1. Phòng bệnh

+ Lựa chọn hạt giống kỹ càng trước khi gieo trồng. Sử dụng các loại giống khỏe, có khả năng chống chịu với thời tiết và sâu bệnh tốt. Chọn những cơ sở uy tín để chọn mua giống, giống phải được kiểm tra nghiêm ngặt từ cơ quan chức năng.

+ Trước khi bắt đầu mùa vụ mới cần phải dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, tiêu hủy các tàn dư nhiễm bệnh của mùa vụ trước để tránh mầm khuẩn gây bệnh.

+ Thực hiện bón phân đúng liều lượng, bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm. Vì phân đạm cũng là một trong những tác nhân gây ra bệnh cháy bìa lá lúa nếu gặp điều kiện thuận lợi.

+ Xây dựng hệ thống thoát nước để không bị ngập úng gây hại cho cây lúa.

+ Thăm đồng thường xuyên đặc biệt là từ giai đoạn lúa làm đòng đến trổ để theo dõi chặt chẽ tình hình phát triển của bệnh trên ruộng lúa, nhằm có biện pháp xử lý kịp thời và hữu hiệu ngay khi bệnh mới chớm xuất hiện.

Lựa chọn giống lúa kỹ càng khi gieo trồng mùa vụ mới

2. Trị bệnh

+ Sử dụng rải vôi khi mới phát hiện bệnh, nên rút nước trong ruộng ra rồi tiến hành rải vôi với liều lượng từ 10 – 20 kg/ 1.000 m2.

+ Khi phát hiện cây lúa có triệu chứng bị nhiễm bệnh bạc lá do vi khuẩn phát sinh gây hại thì ngưng ngay việc bón phân đạm và các loại phân bón qua lá. Sau đó tiến hành thực hành tháo nước trên ruộng và phun thuốc.

3. Xử lý bằng thuốc hóa học

+ Thuốc có tác dụng tiếp xúc và nội hấp cực mạnh, cho hiệu quả nhanh ở thời điểm 2 - 3 ngày sau khi phun, đồng thời có tác động ngăn chặn không cho vi khuẩn tấn công sang lúa chưa nhiễm bệnh.

+ Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc bà con có thể tham khảo một số loại như: Agrilife 100SL, Kasuran 47WP, Xanthomix 20WP,...

+ Tuy nhiên, thuốc hóa học vốn dĩ có nguồn gốc từ chất độc hại nên làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.

Thực hiện phun thuốc hóa học lên cây lúa bằng máy bay

4. Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Đạo Ôn Hỗ trợ Bệnh Cháy Bìa Lá Lúa

Chế phẩm sinh học đạo ôn có khả năng ức chế và làm tê liệt màng bào, phá vỡ cấu trúc màng tế bào vi khuẩn. Sản phẩm được bào chế từ các thành phần vi sinh vật giúp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh cháy bìa lá lúa mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.


Thành phần:

Chaetomium spp., Trichoderma spp...........1.5x106 CFU/ml;

Phụ gia đặc biệt.

Công dụng:

+ Phòng và đặc trị bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông.

+ Tăng đề kháng giúp cây khỏe mạnh, khỏi lo nấm, khuẩn.

Hướng dẫn sử dụng:

+ Sử dụng 25g sản phẩm đạo ôn - CNX hòa tan cho 18 - 20 lít nước.

+ Khi bệnh mới chấm xuất hiện tiến hành phun ướt đều cây.

+ Khi bệnh nặng phun lần 2 sau 5-7 ngày.

Lưu ý khi sử dụng sản phẩm Phòng và Đặc Trị Đạo Ôn Lá:

+ Có thể pha chung với thuốc bảo vệ thực vật và kết hợp với các loại phân bón khác.

+ Để xa tầm tay của trẻ nhỏ và tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.

Bài viết liên quan
Đăng bình luận
Thanh toán
Giỏ hàng
Đóng
Quay lại
Tài khoản
Đóng